Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Mộng Sầu











Mộng Sầu

Trầm Tử Thiêng

cs Elvis Phương


Tình mình bây giờ như mưa trên sông
Mưa đầu sông, mưa cuối sông
Tình mình bây giờ như cơn gió đông,
Gió đầu đông, gió cuối đông

Tình mình bây giờ, như sương buổi mai
Nắng rồi lên, sương rồi tan
Tình mình bây giờ như cây sầu đông
Kiếp buồn hiu, kiếp sầu đông

Tình yêu rồi xây mộ
Người yêu rồi thẫn thờ
Tình tan trong nghèo khó
Thành bước chân liều
Thành nát đời nhau

Cuộc tình tan rồi , Anh đau khôn nguôi
Ôm niềm mơ, đi giữa trời
Cuộc tình tan rồi, Em như kiếp hoa
Hoa tàn úa, Hoa cuối mùa

Tình mình bây giờ, đau như ngọn roi
Quất vào tim, vết bầm tím
Tình mình bây giờ như chim mỏi cánh
Chim gặp bão, chim gặp mưa ...



Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Gởi em hành lý







Gởi em hành lý

Trầm Tử Thiêng

cs Khánh Ly


1.
Gởi em mang đi một khung trời tối
Triền miên chia ly, triền miên lửa khói
Từng trăm năm sống buồn phiền, sống thiếu bình yên

2.
Gởi em mang đi chuyện xưa, chuyện mới
Chuyện anh em ta, người đi người tới
Từ bao năm môi bỏ cười, héo hắt chờ người

ĐK:
Ơi em yêu ơi! Bàn tay nhỏ bé
Gởi em mang đi ngần ấy hành lý.
Đời anh tan hoang giờ chỉ còn thế.
Còn thế là quý. Gởi em mang đi

Mai đây hai nơi là hai cuộc sống.
Nhờ em nâng niu nụ hôn còn nóng !
Để anh an vui ngồi níu
cuộc sống và nếm cuộc sống.
Cuộc sống chờ mong

3.
Gởi em mang đi rừng thiêng Việt Bắc
Lửa nung Tây Nam, biển Đông ngập xác
Đời khăn sô, tấm lòng chờ
Xám ngắt lời ru

4.
Gởi em mang đi tình anh nghệ sĩ
Và bao nhiêu năm đàn thơ hoài phí
Hồn bơ vơ trong ngục tù
Hát nuối từng giờ

5.
Gởi em mang đi màu hoa phượng vỹ
Nhạc thông Cam Ly, mùa mưa ở Huế
Chiều Nha Trang, sóng lụa vàng
Dối gót tình nhân

6.
Gởi em mang đi vài câu Vọng Cổ
Bài ca Nam Ai, nhạc Xang xừ líu
Lời ca dao hơi đàn bầu
Se thắt lòng sầu

ĐK:
Ơi em yêu ơi! Bàn tay nhỏ bé
Gởi em mang đi ngần ấy hành lý.
Đời anh tan hoang giờ chỉ còn thế.
Còn thế là quý. Gởi em mang đi

Mai đây hai nơi là hai cuộc sống.
Nhờ em nâng niu nụ hôn còn nóng !
Để anh an vui ngồi níu
cuộc sống và nếm cuộc sống.
Cuộc sống chờ mong

5.
Gởi em mang đi bàn tay ngòi bút
Một đêm em ghi, một câu hạnh phúc
Của riêng nhau ngay từ đầu
Đến mãi về sau

6.
Gởi em mang đi nụ hôn lần cuối
Từ đêm chia ly về nghe thật nuối
Ngày đôi môi đã gặp người
Gắn bó đầu đời


Em Có Còn Trở Lại








Em Có Còn Trở Lại

Trầm Tử Thiêng
cs Khánh Ly


Em có còn trở lại
Trời bây giờ vào thu
Mây sầu dâng kín lối
Nghe em xa mịt mù

Em có còn trở lại
Khóc trong vòng tay anh
Nhớ một thời u ám
Thương tình mình mong manh

Em có còn trở lại
Tìm chốn cũ muộn phiền
Thương bước về mưa đổ
Trong đêm dài triền miên

Em có còn trở lại
Gối trên cánh thư nhàu
Nét mực nhòa ân ái
Khóc từng kỷ niệm đau

Em có còn trở lại
Mùa thu rồi mùa đông
Trên cái cành băng giá
Đau cơn đau tận cùng

Em có còn trở lại
Lối đi về hôm qua
Bên mảnh đời u tối
Bên người tình phong ba

Em có còn trở lại
Khóc sướt mướt một ngày
Em có còn trở lại
Lúc cuối chiều mưa bay...



Ở Lại















Ở Lại
Trần Quảng Nam & Du Miên
cs Khánh Hà

1.
Người bỏ tôi đi ngàn đời chia biệt
Ðây không còn người biết nói cùng ai
Ngọn đèn xưa không còn người đứng đợi
Cổng trường xưa không còn áo dài bay

2.

Người bỏ tôi đi mình tôi ở lại
Mây không còn trời đứng mãi chờ ai
Vườn cỏ xưa không còn người đón chờ
Ðường nhỏ xưa không còn nắng vàng tươi
Người yêu ơi ....

3.

Người bỏ tôi đi tóc bù tóc rối
Vai xuân thì bánh mật ngả màu đen
Tội cho tôi từ sáng chiều sớm tối
Hết rồi người đâu bóng dáng thân quen

4.

Người bỏ tôi đi mình tôi ở lại
Ðây không còn người, biết hát cùng ai
Một dòng thư đi, một dòng lệ dài
Chờ người hay không còn có mình tôi
Người yêu ơi ...

(Hát lại từ 2 cho tới 5)

5.
Biết hẹn cùng ai cho tôi còn chờ
Biết thề cùng ai cho tôi còn đợi
Thành phố đổi tên nhắc người còn nợ
Cuối cuộc đời xin cho được gần nhau



Nên coi cho ... nhớ, dù ai cũng biết

Những tác hại khi nhìn quá lâu vào màn hình và biện pháp phòng tránh

Sự bùng nổ của công nghệ và sự ra đời của hàng loạt các thiết bị mới đã khiến cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng chính những chiếc smartphone, máy tính, máy chơi game cầm tay đã vô tình "ép buộc" đôi mắt của chúng ta hoạt động nhiều hơn.

Theo các chuyên gia đang làm việc tại Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ngồi trước màn hình ít hơn 2 giờ. Điều đó có nghĩa tất cả những hoạt động như xem
TV, nhắn tin trên điện thoại, làm việc bên máy tính hay chơi game đều chỉ nên giới hạn trong mức 2 giờ. Cũng theo những chuyên gia này, việc tập trung quá lâu vào màn hình sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho đôi mắt, và điều đáng tiếc nhất có thể xảy ra đó là mù lòa.

Vậy tại sao việc nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính lại có hại đến đôi mắt của chúng ta? Dưới đây là những nguyên nhân và tác hại khi làm việc quá lâu bên màn hình.


Khoảng cách:


Đôi mắt của chúng ta hoạt động bằng cách co bóp và làm giãn những
mô cơ thần kinh nhỏ bên trong. Do đó khi chúng ta tập trung lâu trên màn hình thiết bị, những mô cơ nhỏ này sẽ liên tục co bóp trong một thời gian dài, điều này tất yếu dẫn đến tình trạng các mô cơ này mỏi khiến cho chúng ta không thể tập trung vào những điểm tại những khoảng cách khác, gây mờ, mỏi mắt và đau ở đỉnh đầu.

Chớp mắt:


Khi nhìn chăm chú vào màn hình hay một điểm nào đó, chúng ta có lẽ sẽ không nháy mắt nhằm đạt tới độ tập trung cao nhất. Theo nghiên cứu, một người bình thường nháy mắt 12-13 lần một phút, trong khi đó khi tập trung, mắt của chúng ta chỉ nháy 4-5 lần trong cùng khoảng thời gian.


Điều này rất có hại cho mắt bởi nháy mắt là một thói quen tự nhiên giúp cho việc giữ ẩm và bôi trơn nhãn cầu bằng chính những giọt nước mắt. Vì vậy ít nháy mắt đồng nghĩa với việc nhãn cầu bị khô, điều này sẽ gây ra tình trạng lóa mắt, đau đầu và xung huyết.


Ánh sáng:


Hầu hết các màn hình máy tính, điện thoại cũng như máy chơi game đều sử dụng công nghệ
backlit (chiếu sáng nền). Chính công nghệ này khiến cho màn hình các thiết bị trên có thể được dễ dàng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu (hoặc bóng đêm) cũng như ánh sáng cực mạnh.

Thoạt nhìn thì thấy nó rất tiện ích, tuy nhiên chính điều này đã khiến cho đôi mắt của chúng ta trở nên giãn ra hoặc co thắt lại tùy thuộc vào mức độ ánh sáng và thời gian tập trung vào màn hình. Hậu quả là sau một thời gian, đôi mắt của chúng ta sẽ trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng, gây mờ mắt và nhìn không rõ.


Kết luận:

Tất cả những yếu tố trên đã cùng nhau gây ra các vấn đề cũng như những căn bệnh về mắt rất phổ biến, thậm chí có thể gây mù lòa. Cụ thể, sau một thời gian dài, thị lực của chúng ta sẽ trở nên kém hơn, dẫn đến khoảng cách giữa mắt và màn hình phải gần hơn, tập trung nhiều hơn để có thể tháy rõ và phải phụ thuộc vào ánh sáng của màn hình.


Tất cả những vấn đề trên được giới
y khoa gọi chung là "hội chứng thị lực máy tính" (Computer Vision Syndrome), chính hội chứng này đã ảnh hưởng đến 150-200 triệu người lao động Mỹ. Bên cạnh đó, trong vòng 25 năm qua, sự tăng trưởng nhanh chóng của máy tính xách tay, máy tính cá nhân và Tivi đã góp phần làm tăng 66% số người cận thị trên toàn thế giới.

Biện pháp:

  • Làm việc tại những nơi có điều kiện ánh sáng tối ưu, không quá tối cũng không quá chói.
  • Giữ khoảng cách hợp lí giữa màn hình và đôi mắt.
  • Nghỉ giải lao 5-10 phút mỗi 1 giờ làm việc bên màn hình, có thể đứng lên nghỉ ngơi hoặc nhìn vào nhiều điểm khác tại những vị trí khác nhau. Hoặc có thể dùng tay xoa bóp đôi mắt của bạn.
  • Chớp mắt nhiều lần nhằm giúp mắt không bị khô.
  • Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, tuy nhiên phải có hướng dẫn từ bác sĩ.
Hy vọng anh chị em nhà Mul sẽ luôn có đôi mắt khỏe, đẹp và không phải mang những đôi mắt kính dày cộm vì quá tập trung đọc tin hay chơi game trong thời gian dài.

MinhTâm CÓP từ Ahealthiermichigan, Internet, Tinhte.vn

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Lệ Đá









Lệ Đá

Trần Trịnh & Hà Huyền Chi
cs Thúy Hồng

Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời
Hỏi những đêm sâu đèn vàng héo hắt
Ái ân bây giờ là nước mắt
Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh

Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn
Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng
Và ước mơ sao trời đừng bão tố
Để yêu thương càng nhiều gắn bó
Tháng ngày là men say nguồn thơ

Tình yêu đã vỗ cánh rồi
Là hoa rót mật cho đời
Chắt chiu kỷ niệm dĩ vãng
Em nhớ gì không em ơi !

Màu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào
Chìm khuất trong mưa mưa bay rạt rào
Đọc lá thư xưa một trời luyến tiếc
Nhớ môi em và màu mắt biếc
Suối hẹn hò trăng xanh đầu non.


Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy









Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy

Trầm Tử Thiêng

Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh
Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh
Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời
Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình
Niềm vui bao lâu ước mơ giờ trên xứ thơ cầu nối liền bờ
Thỏa lòng người dân hằng chờ
có ngày hẹn hò tình đẹp như mơ

Ngày ngày cầu đã đưa em qua nhóm chợ khuya
Cầu đã đưa anh qua xới ruộng nâu
Giờ êm ái quen nghe tiếng hò Ngự Bình
Nước dưới cầu nước vẫn trong xanh
như lòng người dân lành
Cầu đưa ta đi sớm trưa
tìm trong nắng mưa niềm vui ngày mùa
Hết lòng gìn giữ nhịp cầu
nối liền tình người đẹp đời mai sau

Từng đoàn người dệt tương lai đi nắng về trưa
Dập dìu trong tay chan chứa tình thương
Cầu êm bóng xa xa nắng tre rập đường
Áo trắng về trắng cầu quê hương
Mỗi lần chiều tan trường
Cầu quen đưa bao chuyến xe
Nhiều khi vẫn nghe buồn vui tràn trề
Âm thầm người đi, người về, trót ghi lời thề
ngoài miền sơn khê

Ngày nào cầu đã đưa anh qua phố tìm em
Cầu đã đưa ta sang chỗ hẹn nhau
Cầu tha thiết khuyên anh giữ trọn tình đầu
Nước dưới cầu vẫn trong veo
Như cuộc tình duyên nghèo
Tình yêu ta như nước trong
Dù qua mấy sông lòng vẫn một lòng
Thương người nhìn qua đầu cầu
Hứa hẹn ngọt ngào tình bền duyên lâu

Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui
Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.
Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai
tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau
còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu
Mối thù chờ sang ngày nào
nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau



Trên Đầu Súng Ta Đi













Trên Đầu Súng Ta Đi

Anh Việt Thu

1.
Trên đầu súng ta đi tổ quốc đã vươn mình
Trên lưỡi lê căm hờn hờn căm như triều sóng
Ôi xôn xao chiêng trống hối thúc
Đã giục giã khắp chốn rộn rang
Ôi lửa thiêng dậy bập bùng
Tay đốt lửa tay vung kiếm

2.
Trên đầu súng xâm lăng xiềng xích với bạo tàn
Trên lưỡi lê nô lệ cùm gông phải gục ngã
Tay nâng niu cây súng súng thép
Với đạn đồng mới đã lên nòng
Và những loạt đạn đồng vàng
Vun lúa trổ tràn đồng sâu

Điệp khúc:
Cho quê hương ta rạng ngời
Cho yêu thương xanh vời vợi
Cho quê hương ta những đoá tuổi xuân
Để mai đây nghe nắng dậy hoà bình
Ðể ông cha còn nắm đất phủ mình
Ôi quê hương ta nước Việt….


3.
…Nam từ đó dâng lên nhà máy với công trường
Những xí nghiệp ngôi trường nhà thương và hầm mỏ
Ôi bao la thăm thẳm bát ngát
Cánh đồng vàng với lũy tre xanh
Và tiếng ê a đầu làng
Là kinh nguyện cầu cho người gục xuống !


Thơ Mường Mán















Về



Về ngang qua đường cũ
Lá vẫn xanh nguyên màu
Có đôi chùm hoa lạ
Chợt tím vì mong nhau

Về ngang qua quán cũ
Nhạc vẫn vang trong chiều
Lời ca như sóng vỗ
Cuốn lòng ta bay theo

Về ngang qua sông cũ
Đò xưa nay đã già
Trăng hẹn hò thuở nọ
Giờ tách bến nào xa

Về ngang qua phố cũ
Lòng đàn theo nhạc mưa
Ngỡ hai đứa còn đứng
Chụm đầu dưới hiên xưa

Về ngang qua trường cũ
Không dưng thèm vu vơ
Trái me ai chia nửa
Đến bao giờ thôi chua ?

Mường Mán

Tóc mai sợi vắn sợi dài









Tóc mai sợi vắn sợi dài

Phạm Duy

Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc
Thuở ấy anh vừa thôi học xong
Yêu anh, yêu anh em làm thơ
Yêu em, yêu em anh soạn nhạc
Thuở ấy thơ còn non mùi sữa
Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá
Cho nên không khoe nhau bài thơ
Cho nên không khoe nhau bài nhạc
Ở nhà mẹ dạy câu ca
Mang ra cho nhau nghe nhé
Ở nhà mẹ dạy câu ru
Mang ra cho nhau ghi nhớ.
A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi.

Từ đó ta thành đôi tình nhân

Từ đó ta cùng vui tình xuân
Yêu nhau, yêu nhau theo thời gian
Xa nhau, xa nhau theo mộng tàn
Từ đó em làm dâu người ta
Từ đó anh thành anh nghệ sĩ
Em thôi, em thôi không làm thơ
Em yên, em yên vui chuyện nhà
Còn đời người bạn năm nao
Trôi theo, trôi theo cơm áo
Cười đùa đàn địch xôn xao
Nhưng không quên câu hoa héo.
A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi.

Đời sống trôi hoài không nghỉ ngơi

Đời sống kéo dài cõi trần ai
Con tim, con tim gieo ngàn nơi
Anh yêu, anh yêu cũng nhiều rồi
Lòng vẫn thương người em tuổi thơ
Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa
Bao nhiêu, bao nhiêu thiên Trường Ca
Không qua, không qua câu Mẹ hò
Ngày nào Mẹ dạy câu ca
Đôi ta ru nhau trong gió
Ngày rày đọc lại câu thơ
Mưa rơi, mưa rơi trên má.
A à ! Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm


Đường Chúng Ta Đi








Đường Chúng Ta Đi

Anh Việt Thu

Đường đi khó... đường đi không khó...
Không khó vì ngăn sông cách núi
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông (láy)

1)
Đường chúng ta đi qua bao gian khổ chông gai
Đóa hoa hồng nở trên mỗi bước tới
Giọt mồ hôi, từng giọt nóng hổi
Mở toang tương lai
Ôi buổi lên đường

Từng hồi trống réo giục về
Đình làng ta tề tựu đông đúc thênh thang
Anh có nghe trời vào xuân chưa

2)
Đường chúng ta đi hoa tươi cây cỏ hân hoan
Những cánh đồng vọng âm bài hát cũ
Giọc đò mới, hồng hào ánh lửa
Phút giây hân hoan
Ôi buổi sum vầy

Từng hồi trống réo giục về
Đình làng ta tề tựu đông đúc thênh thang
Anh có nghe trời vào xuân chưa

3)
Đường chúng ta đi qua bao gian khổ chông gai
Đóa hoa hồng nở trên mỗi bước tới
Giọt mồ hôi, từng giọt máu chảy
Dẫu cho quê hương bom đạn tơi bời.
Đồng lửa cháy La Vang
Rừng bỏ hoang.....
Anh có nghe trời vào xuân chưa

4)
Đường chúng ta đi hoa tươi cây cỏ rưng rưng
Những cánh rừng đẹp bên thành phố cũ
Kìa nhà máy ngợp trời bốc khói
Sớm mai âm u công trường tấp nập
Thành phố mới rộn ràng
Đường vào Nam, đường ngược ra Bắc thênh thang
Anh có nghe con tàu về xôn xao.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu (1939-1975)

Tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại An Hữu – Mỹ Tho  (Định Tường) nay là Tiền Giang. Tốt nghiệp Hòa âm Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn năm 1963.

Thụ huấn điều khiển giàn nhạc với nhạc trưởng Otte Soelner. Đệ trình luận án Âm-nhạc-học với đề tài : “Không có Tiếng Động trong Âm Nhạc” tại Nhạc viện Tokyo – Nhật Bản năm 1963. Trưởng Đoàn Văn Nghệ Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia niên khóa 1958-1959

Chủ tịch Sinh viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn 1963 – Hát với tuổi trẻ Biên Hòa (1960-1965) – Thành lập Đoàn Du Ca Phù Sa hát dạo từ Cần Thơ ra Huế trong những năm 1965-1966

Những ca khúc đầu tiên được phổ biến từ năm 1956 : Giòng An Giang, Đường Này Anh Về Đâu…

Do căn bệnh hiểm nghèo, sau 103 ngày vật lộn với thần chết qua các bệnh viện Rall, Tổng Y Viện Cộng Hòa, Y Viện Quảng Đông, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã trút hơi thở cuối cùng hồi 2 giờ 40 phút ngày 15-03-1975 nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Ất Mão.

Có thể coi Anh Việt Thu là thế hệ nhạc sĩ sau cùng sinh trưởng tại miền Nam (nếu lấy ngày 30/04/1975 làm dấu mốc) những người viết nhạc với tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ. Nghe nhạc Anh Việt Thu người ta nghĩ đến những kinh rạch chứ không phải những ao hồ. Ao, hồ có một vẻ gì đó u uẩn, tù túng. Kinh, rạch, như lòng người miền Nam, khi thủy triều rút đi, khô cạn, phơi mở không còn gì giấu giếm, lúc thủy triều trở lại, lại kín đáo, tràn đầy. Như bài “Dòng An Giang”.

“Tám Ðiệp Khúc” của Anh Việt Thu là một tình khúc. Nhưng ông đã nhập cái tình riêng của mình vào với tình yêu quê hương, đất nước. Một đất nước tràn ngập điêu linh, tang tóc, mỗi tiếng hát như một lời thở than, kêu gọi yêu thương nhiều hơn là tỏ tình. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có lần nói rằng, ông rất thích bài hát này của Anh Việt Thu, mặc dầu nghe cả bài trong một lúc khó nắm bắt tác giả nói gì, nhưng nghe từng đoạn tách rời, âm điệu day dứt của nó làm cho rất buồn…

MinhTâm CÓP


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Ai đi ngoài sương gió










Ai đi ngoài sương gió

Nguyễn văn Đông

Hôm nao nhìn lá úa rụng lác đác bên sông
Mây trôi về viễn xứ gợi tiếc nhớ bâng khuâng
Thương ai ngoài sương gió vì đất nước quê hương
Ra đi chốn sa trường vui kiếp phong sương
Thương ai vì non nước đời lính chiến gian lao
Đêm đêm nhìn tay súng lòng nghĩ đến mai sau
Thương ai vì sông núi mà khóac lấy chinh y
Thương ai mãi thương ai

Thương ai đã thương ai rồi
Dù tháng năm dần trôi dù lá hoa tàn phai
Lòng vẫn nhớ thương ai
Thương ai ... Mãi mãi thương ai
Như gió vẫn thương trăng
Như bướm vẫn thương hoa
Thương ai vẫn thương ai hoài.

Thương ai lòng mong ước ngày đất nước yên vui
Mênh mang tình trăng nước đường lối cũ trăng soi
Anh đi về nơi ấy tìm những phút vui xưa
Thương ai vẫn thương hoài
Muôn kiếp không phai
Anh đi về nơi ấy tìm những phút vui xưa
Trông nhau mà không nói lòng hết thấy bơ vơ
Anh đi về nơi ấy tìm lấy bóng em thơ
Thương ai mãi thương ai.


Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Đường Lên Sơn Cước


Đường lên núi rừng sao hãi hùng! ... trong bóng thê lương!





Đường Lên Sơn Cước

Lê Bìn
h


Đường lên núi rừng sao hãi hùng!
Ôi! gió lộng, muôn lá động, cành trong bóng thê lương
Chiều nay gió ngừng bên suối rừng
Giăng nước bạc, nghe tiếng nhạc hồn vương bóng cố hương

Mây bay về đâu ? Chim bay về đâu ?
Xin cho tôi nhắn tới nàng đôi câu
"Ra đi vì đâu ? Chia ly vì đâu ?
Khăn tay còn thắm lệ sầu!"

Tôi mơ giọng hát thanh thanh những chiều
Tôi mơ bóng dáng yêu kiều
Xa trông rừng núi, trời sương khói mờ
Sầu vương vấn trên đường tơ

Chiều nay hướng về mái tóc huyền
Đôi mắt đẹp, đôi mắt đẹp làm xao xuyến tim tôi
Và đây những lời tôi nhắn người
Đang ước mộng xây đắp một trời hoa ngát hương đời



Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Hoa Biển





Hoa Biển

Anh Thy

Ngày xưa em anh hay hờn giỗi
Giận anh khi anh chưa kịp tới

Cho anh nhiều lời, cho anh bồi hồi

Em cúi mặt làm ngơ

Không nghe kể chuyện

Bao nhiêu chuyện tình đẹp nhất trên trần đời.


Tại em khi xưa yêu hoa màu trắng

Tại em suy tư bên bờ vắng

Nên đêm vượt trùng

Anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em

Cho anh thì thầm

Em ơi tình mình trắng như hoa đại dương.


Trùng khơi nổi gió lênh đênh triền sóng

Thấy lung linh rừng hoa

Màu hoa thật trắng, ôi hoa nở thắm

Ngất ngây lòng thêm.


Vượt bao Hải lý chưa nghe vừa ý

Lắc lư con tàu đi

Chỉ thấy bọt nước tan theo ngọn sóng

Dáng hoa kia mịt mùng.


Biển khơi không mang hoa màu trắng

Tàu anh xa xôi chưa tìm bến

Nên em còn hờn, nên em còn buồn

Sao chưa thấy anh sang

Em ơi giận hờn

Xin như hoa sóng tan trong đại dương.



Tình Mùa Chinh Chiến








Tình Mùa Chinh Chiến

Thục Vũ

Người ơi, tôi lắng dòng tâm tư
Nghe chuyện tình người em gái mắt vương khói lam chiều
Ngày xưa tóc ngang vai đến trường nắng ban mai
Hoa tím hay cài trên nếp áo xanh

Thời gian tô nắng hồng lên môi
Thương đời được người chiến sĩ áo xanh lá cây rừng
Cùng mơ lúc thanh bình nắng vàng sáng lung linh
Chung đắp xây đời đẹp như hoa đầu xuân

Người đi như cánh chim bay chiều vắng
Buồn nhớ mái tóc hoa duyên cài nắng
Hậu phương ai ngóng tin nơi chiến trường
Tình thương như thương núi mẹ bồng con

Người ơi, tôi chép vào tâm tư
Câu chuyện tình mùa chinh chiến thấy thương nhớ vô bờ
Rồi đây sử xanh ghi những người đã hy sinh
Dâng hiến thân mình để đắp xây ngày mai


" triệu người quen có mấy người thương, khi lìa đời có mấy người đưa ?" một câu hỏi nhiều người ... trăn trở ! đáp án của MT tìm ra cho chính mình và nói cho nhỏ bạn ngày hôm qua là : chỉ có ... bà bán nhang ở nghĩa địa, nhớ mình ! Vì bà ta sẽ là người nói : " sao không bao giờ có ai ...mua nhang, cho cô nầy !?" Hehehehehe

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Biểu tượng của đẹp và sex

Biểu tượng của đẹp và sex

Lý Lan

Tôi ích kỷ, bộp chộp, và hơi chông chênh. Tôi mắc sai lầm, dễ nổi nóng, và có lúc rất cứng đầu. Nhưng nếu anh không chịu đựng nỗi điều tồi tệ nhứt của tôi, thì anh cũng không xứng đáng với điều tốt đẹp nhứt của tôi.”


Tác giả câu này là Marilyn Monroe, nữ diễn viên điện ảnh Mỹ biểu tượng cho đẹp và sex.

Người đàn bà này có cuộc đời ly kỳ hơn tiểu thuyết: Ra đời không có cha, mẹ loạn trí phải vô nhà thương điên, tuổi thơ trôi giạt từ  gia đình cha mẹ nuôi đến viện mồ côi. Để có một gia đình, Marilyn lấy chồng, lúc 16 tuổi. Từ tuổi đó, Marilyn tự kiếm sống bằng lao động trong nhà máy, rồi làm người mẫu, và trở thành diễn viên điện ảnh, nổi tiếng như ngôi sao tình dục hồi giữa thế kỷ 20.  Trong vòng 15 năm Marilyn lần lượt kết hôn rồi ly dị cả ba ông chồng: một thủy thủ tàu buôn, một cầu thủ bóng chày, và kịch tác gia Arthur Miller. Tình nhân thì có thể kể thí dụ một hai người, như anh em tổng thống Kennedy. Một hôm người ta phát hiện Marilyn nằm chết trên giường ngủ. Người ta tin là bà bị ám sát, dù thông cáo chính thức nói là bà tự tử. Năm đó  bà 36 tuổi.

Marilyn Monroe đã học được từ tuổi thơ côi cút cách tốt nhất để khỏi bị khốn khổ là đừng phàn nàn và đừng đòi hỏi”* Khi ở trên đỉnh phù hoa, bà vẫn hằng đối diện với cái tôi thời thơ ấu ấy. Với tất cả thành đạt quanh mình, tôi vẫn còn cảm thấy ánh mắt sợ hãi của cô gái nhỏ ấy đang nhìn ra từ đôi mắt tôi. Cô bé lập đi lập lại rằng ‘tôi chưa từng sống, tôi chưa từng được yêu’, và tôi thường bối rối nghĩ rằng chính tôi đang nói điều đó.”*  Tại sao? Người ta có thói quen nhìn tôi như thể tôi là một thứ gương soi chứ không phải một con người. Họ không hề thấy tôi, mà  thấy  những ý nghĩ dâm dục của chính họ, rồi họ tự đeo mặt nạ đạo đức cho mình bằng cách gọi tôi là đồ dâm đãng.”*

Về những ông chồng, Marilyn nói họ là những người tình tuyệt vời khi họ phản bội vợ”*. Phần mình, tôi có quá nhiều mộng tưởng so với vai trò vợ nhà… có lẽ tôi cũng chỉ là một mộng tưởng.”* Kinh nghiệm tình ái của bà: Người đàn ông phải kích thích  chính tinh thần và tâm trạng của người đàn bà để làm cho tình dục thêm hào hứng. Người tình thực sự tuyệt vời  là người có thể khiến mình đắm say bằng sự vuốt ve trí tuệ và gieo hân hoan vào ánh mắt ta, hoặc chỉ đăm chiêu nhìn  khoảng không.”*  Những cuộc tìm kiếm tình yêu – hạnh phúc của bà đều kết thúc buồn. Tôi thà đau khổ một mình hơn là đau khổ với ai đó.”*

Không phải bà coi trọng danh vọng hơn một “gia đình” bấp bênh với một người đàn ông sống với bà với ưu tiên tình dục. Bà cũng ham muốn có con cái, chứ là Marilyn Monroe thì hay ho gì? Tại sao tôi không thể chỉ là một người đàn bà bình thường? Một người đàn bà có một gia đình… tôi sẵn sàng thỏa thuận để có một đứa con. Con của chính tôi.”* Là Marilyn Monroe tức là (gần như) trần truồng đầy quyến rũ trên màn bạc, phơi bày cái đẹp của thân thể để được ngắm, chứ không để gói kín.”* Nhưng là biểu tượng tình dục  là vác một gánh quá nặng, đặc biệt khi người ta  mệt mỏi, tổn thương và hoang mang.”*

Sinh thời Marilyn đóng nhiều phim nổi tiếng, đem lại doanh thu 200 triệu đô la. (giá trị đô la Mỹ cách đây nửa thế kỷ lớn hơn  bây giờ rất nhiều). Nghề diễn viên là một lao động  vất vả và cần đầu tư cả tâm trí mới hòng đạt được thành tựu, dù như ngôi sao tình dục.   Sự sáng tạo phải bắt đầu từ chất người, và khi người ta là người, người ta có cảm xúc, người ta biết đau khổ.”*  Marilyn Monroe ý thức vai diễn của mình trong những bộ phim không được đánh giá cao về nghệ thuật. Bà luôn muốn có vai khác, nhưng đạo diễn không muốn thử khai thác tài năng  của bà, họ cho rằng khai thác sự hấp dẫn của thân thể người đàn bà đẹp ấy là đủ hốt bạc. Hollywood là nơi người ta được trả một ngàn đô cho một cái hôn và 50 xu cho một tâm hồn.”*  Ở đó nữ diễn viên không phải là một cái máy, nhưng bị đối xử như một cái máy.  Cái máy làm ra tiền.”*

Nhưng cuộc tìm kiếm lớn nhứt của Marilyn Monroe không hẳn là đỉnh cao nghề nghiệp.hay người đàn ông lý tưởng để lập gia đình. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm chính mình với tư cách một con người, điều này không dễ. Hàng triệu người sống cả đời mà không tìm được chính mình. Nhưng đó là điều cần phải làm.  Cách hay nhứt  để tôi tìm được tôi như một con người là chứng minh cho chính mình rằng mình là một  nghệ sĩ.”*

Người chồng cuối cùng của Marilyn Monroe, kịch tác giả Arthur Miller, nói về bà: “Để sống còn, lẽ ra nàng phải trở nên hoài nghi, phớt đời,  hoặc vượt xa hơn hiện thực bản thân mình. Nhưng thay vì vậy, nàng là một thi sĩ đứng ở góc phố  cố gắng ngâm thơ cho một đám đông hè nhau kéo áo tuột quần nàng.”*

Có một giai thoại , Marilyn Monroe gặp Albert Einstein bèn cặp tay ông bảo tụi mình cưới nhau đi, con cái tụi mình sẽ thừa hưởng  sự hoàn hảo của ngoại hình lẫn trí tuệ.  Einstein nói nhưng rủi  tụi mình đẻ ra những đứa có nhan sắc của tôi và đầu óc của bà thì sao? Chuyện tiếu lâm này tiêu biểu cho thành kiến phổ biến về Marilyn. Nhưng hãy đọc Fragments, những mảnh vỡ, xuất bản lần đầu tiên sau khi Marilyn Monroe qua đời 48 năm. Quyển sách tập hợp những mảnh giấy viết tay của chính Marilyn Monroe, gồm thư từ và những ghi chép cho chính mình, có cả những bài thơ. Thỉnh thoảng tôi mới gặp được người (bất kể đàn ông hay đàn bà, nhan sắc đủ bậc) nói / viết những điều tôi muốn chép lại để ngẫm nghĩ.

(*) Trừ câu trích cuối bài của Arthur Miller, tất cả những câu trích khác trong bài này (italic trong ngoặc kép) đều là của Marilyn Monroe.

Lý Lan


Le Premier Bonheur du Jour







Le Premier Bonheur Du Jour

Frank Gérald & Jean Renard, 1963

Le premier bonheur du jour 
C'est un ruban de soleil 
Qui s'enroule sur ta main 
Et caresse mon épaule  
C'est le souffle de la mer 
Et la plage qui attend 
C'est l'oiseau qui a chanté 
Sur la branche du figuier  
Le premier chagrin du jour 
C'est la porte qui se ferme 
La voiture qui s'en va 
Le silence qui s'installe  
Mais bien vite tu revien
s Et ma vie reprend son cours 
Le dernier bonheur du jour 
C'est la lampe qui s'éteint


Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Le prix des allumettes







Le prix des allumettes

Stone & Charden


Tout va trop vite et tout change sans nous attendre
Et tout nous quitte avant que l´on ait pu comprendre
Comme bien d´autres, je me demande où va ma vie
Souvent je pense, heureusement qu´il y a?

Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête
Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes
Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête
Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes

Ce que j´achète, après quelques mois se démode
Et tes diplômes semblent déjà vieux comme Hérode
J´irai peut-être élever bientôt des moutons
Souvent je pense, heureusement qu´il y a?

Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête
Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes
Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête
Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes

Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête
Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes
Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête
Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Hoa Trinh Nữ



















Hoa Trinh Nữ
Trần Thiện Thanh


Qua một rừng hoang
Gió núi theo sang
Rũ bụi đường trên vai
Hái cây hoa dại
Lẻ loi bên đường
Gọi hoa Trinh nữ
Hoa trinh nữ không mặn mà...
Như nàng hồng kiêu sa
Hoa không dám khoe màụ..
Cùng nàng cúc vàng tươi
Hoa không bán hương thơm
Như nàng dạ lý trong vườn
Nhưng Hoa trinh nữ đẹp
Tựa chuyện tình hai chúng ta

Xưa thật là xưa

Nhớ mấy cho vừa
Nhớ mẹ kể đêm mưa
Có ông vua trẻ
Dắt quân qua rừng
Dẹp quân xâm lấn
Khi vua kéo quân về
Thì tình cờ gặp một giai nhân
Vua xao xuyến tâm hồn
Vời nàng về chốn hoàng cung
Truyền cho khắp nhân gian
Mang lụa là đến cho nàng
Trên ngôi cao chín tầng
Hoàng hậu đẹp như ánh saọ..

Tôi không phải là vua

Nên mộng ước thật bình thường...
Tôi yêu một loài hoa
Trên vùng đá sỏi buồn phiền
Loài hoa không hương không sắc màu
Nhưng loài hoa biết khép lá ngây thợ..
Tôi không phải là vua
Nên nào ước muốn xa hoạ..
Không ngọc ngà kiệu xa
Không nệm gấm không cung son
Tôi chỉ là người lính xa nhà
Thấy hoa nhớ người yêu rất xạ..

Nâng nhẹ một cây

Lá khép trên tay
Lá ngủ thật mê say
Có hoa trinh nữ
Ngỡ đôi mi gầy
Cài thêm cung ái
Tôi nghe thoáng qua hồn mình
Vừa thành một quân vương
Quân vương giữa hoa rừng
Lòng bàng hoàng nhớ người thương
Và mong ước mai sau
Khi tan giặc rước vua về
Cho giai nhân ngắm đợi
Chỉ một cành trinh nữ thôị

Phương Hoài Tâm , tiếng hát học trò

Phương Tâm là tên thật của Phương Hoài Tâm, sinh trưởng tại Sài Gòn trong một gia đình trung lưu. Bố mẹ chị sau này đều lần lượt qua đời ở Việt Nam. Vì vậy chị cho biết không có lý do để về vì chẳng còn ai là họ hàng ruột thịt. Hai anh chị cùng người em gái út của Phương Hòai Tâm cũng được chị bảo lãnh qua Mỹ từ lâu.

Thật ra Phương Hoài Tâm không mấy tha thiết với nghề ca hát vì bản tính chị rất nhút nhát và sợ đám đông. Tất cả chỉ do tình cờ đưa đẩy chị đến với nghệ thuật khi còn bé thơ. Khởi đầu chị học đàn với nhạc sĩ Tùng Phương sau đó gặp nhạc sĩ Nguyễn Đức. Ông đề nghị chị vào hát với ban Việt Nhi. Vào thời đó, ban Việt Nhi rất nổi tiếng với những chương trình phát thanh dành cho các em nhỏ.

Sau khi họat động một thời gian trong ban Việt Nhi, bé Phương Tâm vẫn rất xa lạ với nghề trình diễn mặc dù những bạn cùng thời với chị như Thanh Lan, Hoàng Oanh, Hồng Hạnh, Hồng Ngọc, vv... đều tỏ ra say mê. 

Tên Phương Hoài Tâm của chị được chính thức ra đời khi nhạc sĩ Châu Kỳ giao cho chị trình bày nhạc phẩm "Sao Chưa Thấy Hồi Âm" của ông sáng tác. Và cũng từ đó, những nữ ca sĩ của "lò Nguyễn Đức" cũng bắt đầu được anh Hai gắn cho họ Phương đằng trước tên của mình. Đầu tiên là Phương Hồng Hạnh, rồi Phương Bích Hằng, Phương Hồng Loan. Sau đó qua tới Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, vv...

Sau  khi rời ban Việt Nhi, Phương Hoài Tâm bắt đầu hát trên đài phát thanh và xuất hiện trong truyền hình trong những chương trình của các nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Châu Kỳ, Trần Thiện Thanh, ngoài một chương trình riêng của chị là Sơn Ca. Thêm vào đó, Phương Hoài Tâm còn có mặt trong các chương trình đại nhạc hội của Duy Ngọc, Châu Kỳ, vv... và được biết đến với một số nhạc phẩm như Sơn Nữ Ca, Đò Chiều, Thiên Thai (song ca với Hoàng Oanh), vv...

Ngoài những hoạt động kể trên, Phương Hoài Tâm, lúc đó được mệnh danh là "Tiếng Hát Học Trò", còn hát giúp vui cho những chương trình ủy lạo chiến sĩ tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Chị cũng cóù thời gian đi hát ở một số phòng trà và vũ trường Sài Gòn sau khi lập gia đình. Chị tâm sự: "Sau này Tâm chính thức vô nghề là tại vì lấy chồng nhà binh. Mà lương lính thì sao mà đủ sống..."

Khởi đầu chị cộng tác với phòng trà Hòa Bình, rồi tới vũ trường Olympia. Và sau đó là chương trình ca vũ nhạc của Hoàng thi Thơ tại Maxim's .

Phương Hoài Tâm thường trình bày những nhạc phẩm tươi vui vì nhận thấy cuộc đời mình "cái buồn thì không nhiều lắm". Còn thật sự, chị chỉ có ước mơ được làm việc về ngành thẩm mỹ... 

Ban đầu, khi sang định cư tại Hoa Kỳ, Phương Hoài Tâm hát ở một vài nhà hàng và vũ trường do người Trung Hoa khai thác ở khu China Town và sau đó là khu Little Tokyo ở San Francisco. Ngoài ra chị còn thỉnh thoảng chị cũng tham dự những chuyến lưu diễn ỡ New York, Boston, vv...

Khi nghệ thuật xâm thẩm mỹ bắt đầu nở rộ tại Hồng Kông, Phương Hoài Tâm sang đây học. Trở về Mỹ, chị mở một tiệm thẩm mỹ nhỏ có thể coi tiệm đầu tiên của người Việt ở thành phố San Jose. Từ đó, chị không còn thì giờ cho ca hát nữa..

Năm 2004, chồng Phương Hoài Tâm mất. Người con trai duy nhất của chị cũng đã thành tài. Hiện Phương Hoài Tâm chỉ còn biết vùi đầu vào công việc với cơ sở thẩm mỹ của mình. Còn ca hát, Phương Hoài Tâm thú nhận là cảm thấy bị lôi cuốn sau vài lần tái ngộ trước khán giả. Nhưng cơ duyên với ca nhạc có còn với Phương Hoài Tâm hay không, chị cho biết tất cả đều phụ thuộc vào đưa đẩy của cuộc đời..

Trường Kỳ