Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Màu kỷ niệm


Màu kỷ niệm 
thơ Nguyên Sa
nhạc Phạm Đình Chương
cs Thái Thanh


Nhớ ngày nào tan trường về chung lối 
Mắt thuyền sương, nghiêng nón ngất ngây đời 
Lòng trao lòng cho tình vút lên khơi, 
Cho ngon màu trìu mến ướt lên môi 
Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, 
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường. 
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương. 
Anh pha mực cho vừa màu luyến thương. 

Ngày hành quân, anh đi về cánh rừng thưa, 
Thấy sắc hoa tươi nên mơ màu áo năm xưa 
Kỷ niệm đâu len lén trở về tâm tư, 
Có mắt ai xanh thắm trong mộng mơ 
Hẹn ngày mai khi tan giặc sẽ cùng nhau 
Góp hết hoa thơm chung tay xây kết mộng đầu 
Trời thần tiên đôi bướm nhịp nhàng lả lơi,
Nương cánh nhau đi xa hơn cả cuộc đời 
Ôi màu hoa, màu thương nhớ



Ngộ nhận năm nào !


Bình Ca 7 Lời chào bình yên
Phạm Duy
Duy Quang

Mang giầy giớ tốt, mang khăn áo lành 

Tôi chào đất nước tôi nay thái bình 
Tôi cúi lưng xin chào anh 
Tôi đứng lên, tôi chào em 
Tôi vói lên cao, chào Đức Tin 
Tôi chào sáng sớm, ban trưa, xế chiều 
Đêm về vẫn cứ chưa thôi cúi chào 
Tôi thấy trong tôi mừng reo 
Tôi thấy chung quanh chào nhau 
Tôi cũng không quên chào đứa tôi đâụ 
Lời ... lời chào bình yên ! (2 lần) 

Xin chào những bác nông dân ít lờị 
Cho đời những miếng cơm thơm sức người 
Xin bác công nhân nghỉ ngơi 
Xin bác thương gia về chơi 
Nghe sĩ dân tôi chào tiếng vui 
Tôi chào chiến sĩ đang ôm súng ngồi 
Bên bờ suối vắng ngâm thơ tối ngày 
Tôi sẽ đi theo thiện nhân 
Ra chốn tôn nghiêm niệm kinh 
Rung tiếng chuông ngân chào khắp muôn dân. 
Lời ... lời chào bình yên ! (2 lần) 

Tôi chào vũng nước trong xanh, tháng hè 
Tôi chào tấm áo bông, đêm rét về 
Xin cám ơn hoa mùa Xuân 
Hôn gió Thu trên đồi non 
Yêu nắng mưa ... theo ngày, tháng, năm 
Tôi chào đứa bé sơ sinh khóc oà 
Tôi chào đám cưới đi ngang trước nhà 
Tôi vẫy tay theo nhịp xe 
Đưa đám ma ra ngoại ô 
Tôi muốn thăng hoa cuộc sống đi quạ 
Lời ... lời chào bình yên ! (2 lần) 

Tôi chào trái đất xinh xinh giữa trời 
Tôi chào thế giới chung nhau giống người 
Chia với nhau dăm biển to 
Dăm núi cao băng lạnh co 
Hay mấy khu sa mạc nắng khô 
Tôi chào ý nghĩ chia vui chúng mình 
Chia buồn, sẽ sống chung nhau thái bình 
Chia nước ngon, chia hột cơm 
Chia áo khăn, chia mảnh tôn 
Ta bắt tay nhau chào tiếng hân hoan. 
Lời ... lời chào bình yên ! (2 lần)

Ly Hương



Ly hương
Anh Hoa

Thu năm qua đoàn người đi xót xa 
Mang tâm tư hận sầu vương thiết tha 
Hôm nay đi nghe tiếng sóng rạt rào 
Nghe tiếng gió nghẹn ngào 
Nhìn làn mây buồn trôi 

Ôi quê hương ! Giờ chìm trong khói sương 
Mây bao la gợi sầu ai viễn phương 
Bên kia sông ai nỡ cắt đôi đường 
Gieo rắc mối u buồn 
Tìm đâu tình cố hương 

Ra đi xa mái tranh thân yêu 
Xa bến xưa cô liêu 
Với hình dáng quê nghèo 
Ðêm nay ta lặng ngắm mây trôi 
Nhớ về phía xa xôi 
Hận sầu dâng đầy vơi 

Xa quê hương một chiều khi viễn khơi 
Bao tâm tư hẹn ngày vui khắp nơi 
Thăng Long ơi ! Không biết tới bao người 
Ðang sống với mong chờ 
Ngày vui về cố hương .


Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Về thăm mái trường xưa


Về thăm mái trường xưa
Trịnh Công Sơn

Về đây đứng bên mái trường xưa
Thấy như mình trôi trong ngày cũ
Bồi hồi nhớ tiếng nói thầy cô
Thoáng trong lòng một nỗi buồn qua

Bao nhiêu tiếng cười ngày xưa ấy
Vang trong lớp học sân trường
Như vách đá còn vang vọng mãi
Lời chim muông reo trong nắng
Ai mang đến gần trời lưu luyến
Mà cứ yêu thương nhau hoài
Bao nhiêu nét mặt của ngày tháng
Sao không lúc nào nhạt phai ?

Bao nhiêu tiếng cười ngày xưa ấy
Vang trong lớp học sân trường
Như vách đá còn vang vọng mãi
Lời chim muông reo trong nắng
Ai mang đến gần trời lưu luyến
Mà cứ yêu thương nhau hoài
Bao nhiêu nét mặt của ngày tháng
Sao không lúc nào nhạt phai ?


Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Quê hương ai đó, ngỡ quê hương mình...


Dalat quê hương lòng 
của tôi
Bạn tôi từ Sài Gòn đi lên chơi Đà Lạt. Bạn ghé lại Trại Mát…rồi không muốn đi thêm! Cây trái ngon bắt thèm và lòng người ấm áp.
Lần đầu lên Đà Lạt, bạn nghĩ đây Địa Đàng, hỏi người ta Adam, người ta nói không biết! Hỏi Eva người đẹp, người ta cũng lắc đầu!
Bạn ngó xuống lũng sâu, thấy nhiều nhà ngói đỏ. Bạn ngó lên núi gió, nhiều nhà mái ngói xanh…Bạn tôi đi loanh quanh, muốn ở hoài Trại Mát!
Ai đã lên Đà Lạt quả thật không muốn về. Dù chỉ một sơn khê tưởng bốn bề non nước! Trại Mát là Đa Phước, hèn chi đây…dễ thương!
Bạn không viết gì hơn sau cái mail ngắn ngủi. Chắc bạn đang đắm đuối nhìn Thánh Thất Cao Đài? Bạn đang đi với ai, tôi nên ghen không nhỉ?
Tôi mong chờ bạn kể một cuộc đi chơi xa. Bạn chỉ mới ghé qua một nơi rồi…lưu luyến? Đà Lạt tôi bịn rịn mà không bằng người dưng!
Tôi nhớ quá rừng thông xanh xanh từng dốc núi. Nhớ cả con dế nhũi chạy dưới gốc dã quỳ. Đà Lạt, tôi ở đây mấy mươi năm khôn lớn…
Những người xưa lãng vãng là hồn ma mù sương. Những người xưa tôi thương, bạn bây giờ, đâu biết! Bạn tôi sẽ rất mệt nếu đi hỏi thăm giùm!
Tôi biệt xứ muôn năm chắc không ngày về lại. Nhiều buổi chiều tê tái, tôi nhớ Đà Lạt sao! Nhớ Trại Mát vườn đào, nhớ Trại Hầm vườn mận, phấn thông vàng vương vấn tà áo dài ai bay…
Nhớ quá khuôn mặt ai như vầng trăng Phúc Hậu…Em! Phải chi em xấu chút chút cho anh nhờ. Em mãi mãi là Thơ! Tôi biết ơn Đà Lạt! Bạn ơi đang Trại Mát nói giùm tôi thế nha!
Trần Vấn Lệ
Trại Mát 
Khi đến Dalat hãy dành chút thời gian ghé thăm Trại Mát, một nơi thanh bình cách Dalat không xa. Trai Mát là một thị trấn nhỏ, thanh bình, nơi bạn cảm thấy tự do trong thiên nhiên, thỏa sức thưởng thức bầu không khí thấm đẫm mùi của thông và cỏ dại.
Rời thành phố Dalat đi về phía Đông Nam, dọc theo con đường Trần Hưng Đạo và Hùng Vương, bạn đang trên đường đi đến Trại Mát. Với khoảng cách chỉ khoảng 10km bạn có rất nhiều lựa chọn để đến Trại Mát: xe bus, xe lửa, xe máy hoặc thậm chí là xe đạp nếu bạn đủ sức. Vượt qua những ngọn đèo xuyên qua những rừng thông có lẽ là những kinh nghiệm thú vị nhất, đặc biệt nếu bạn đi bằng xe máy hoặc xe đạp. 
Trại mát  là một phiên bản khác của Dalat, nhìn chung, khá giống Dalat vài thập niên về trước nếu Dalat không có những căn villa mang kiến trúc Pháp. Sự thanh bình là những gì thống trị tại đây, ngay cả khu chợ, là nơi náo nhiệt nhất vẫn mang đậm nét mộc mạc khiến cho ta cảm thấy thật dễ chịu, thư thái.
Gần khu chợ là nhà ga xe lửa, có lẽ, tuyến đường sắt Dalat - Trại Mát là tuyến đường sắt ngắn nhất thế giới hiện nay, chi khoảng 10km. Tuyến đường sắt này đã từng nối Dalat và Phan Rang được xây vào đầu thế kỉ 20 bởi người Pháp.
Vietnamdiscoveries.com

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Phiên Chợ Xa & Trần Tiến




Phiên Chợ Xa

Lời Việt Trần Tiến
Ca sĩ Trung Kiên

Bạn tìm đến đó phiên chợ quê xa mờ
Người con gái giữa hoa trái cỏ thơm 
Hãy nói với em dẫu chiến tranh vời vợi 
Người lính xưa sẽ quay về tìm em 

Bầu trời tuyết trắng áo hoen đắp cho chàng 
Còn hơi ấm mối tình ngát cỏ thơm 
Hãy nói với em dẫu chiến tranh vời vợi 
Người lính xưa sẽ quay về tìm em 

Từng chiều vắng bóng những người lính trở về 
Mùa thu lá rơi trên những đồi cao 
Hãy nói với em dẫu chiến tranh vời vợi 
Người lính xưa sẽ quay về tìm em 

Mộ người lính ấy giữa đồng hoang hiu quạnh 
Giọt nước mắt rơi trên những vòng hoa
Hãy nói với em dẫu chiến tranh chia xa 
Người lính xưa sẽ quay về tìm em


Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Nếu Có Yêu Tôi

Nếu Có Yêu Tôi Trần Duy Ðức Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ Ðừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa người Ðừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn. Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ Ðừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa đời Ðừng đợi ngày mai biết đâu tôi nằm im hơi Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người Rộn ràng một nỗi đau Nghẹn ngào một nỗi vui Dịu dàng một nỗi đau Ngậm ngùi một nỗi vui Có nhớ thương tôi thì nhớ thương bây giờ Ðừng đợi ngày mai lúc mắt tôi khép lại Ðừng đợi ngày mai đến khi tôi nằm xuôi tay Trôi dạt về đâu chốn nào tựa nương Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ Ðừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời Ðừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười Rộn ràng một nỗi đau Nghẹn ngào một nỗi vui Dịu dàng một nỗi đau Ngậm ngùi một nỗi vuị Rộn ràng một nỗi đau Nghẹn ngào một nỗi vui Dịu dàng một nỗi đau Ngậm ngùi một nỗi vui

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012


Đàn bà và sự lựa chọn... 

Trên phố nọ vừa mở một “Cửa hàng bán chồng”, nơi chị em phụ nữ có thể chọn mua cho mình một người đàn ông. Ngay lối ra vào cửa hàng có treo một bảng nội quy với nội dung sau đây:

1. Bạn chỉ có thể vào cửa hàng 1 LẦN DUY NHẤT.
2. Cửa hàng có 6 tầng, càng lên cao thì hàng càng chất lượng.
3. Bạn có thể chọn bất cứ người đàn ông nào trên tầng bất kỳ hoặc leo lên tầng cao hơn.
4. Chỉ được phép chọn từ tầng dưới lên, không cho phép leo trở xuống để chọn lại.
Một chị nọ sau khi dừng chân trước tấm biển trước lối vào cửa hàng ...
liền quyết định vào trong để thử vận may.
Sau khi đọc dòng chữ: “Những người đàn ông có công ăn việc làm” trên tấm biển treo trên lối vào tầng 1, chị nọ liền đi thẳng lên tầng 2.

Tấm biển trên lối vào tầng 2 ghi: “Những người đàn ông có công ăn việc làm và yêu trẻ con”.
Chị đi tiếp lên tầng 3.

Tấm biển trên lối vào tầng 3 ghi: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ con và đẹp trai”.
“Ái chà, được đấy!” – Chị nọ nghĩ bụng, nhưng chân vẫn bước lên tầng 4.

Trên lối vào tầng 4, tấm biển đề: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ, đẹp trai vô cùng và biết giúp đỡ việc nhà”.
“Tuyệt vời!” – chị thốt lên. – Thật là khó mà không ‘đổ’!” Nhưng, miệng nói vậy, chân chị vẫn bước lên tầng 5.

Trên lối vào tầng 5 là tấm biển: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ, rất đẹp trai, biết giúp đỡ việc nhà và hết sức lãng mạn”.
Chị nọ đã muốn dừng chân trên tầng 5 để chọn cho mình một người chồng lắm rồi, nhưng cuối cùng, chị vẫn vượt qua được chính mình để bước chân lên tầng cuối cùng – tầng 6.

Trên lối vào tầng 6, chị nhìn thấy tấm biển: “Bạn là người khách số
31, 456, 012 của tầng này. Tầng này không có đàn ông, nó chỉ nhằm mục đích chứng minh cho bạn rằng không tài nào làm vừa lòng phụ nữ. Cám ơn bạn đã tới thăm cửa hàng chúng tôi!”

MinhTâm CÓP

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Hoan hô, cô Christine Hà vào chung kết Vua đầu bếp Mỹ


MinhTâm rất là nể phục bạn nầy, và ... tự xấu hổ với chính mình ! Hhihihihi

( các bạn đang nghe nhạc nền Bài VIVA của ban nhạc đờn Cò tây, tên là The Bond )







Cô gái Việt khiếm thị vào chung kết Vua đầu bếp Mỹ

Cô sinh viên mù gốc Việt Christine Hà khẳng định khả năng thực sự của mình khi vượt qua 30.000 thí sinh để có mặt ở chung kết cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ diễn ra vào ngày 10/9 tới. 

Christine Hà (phải) và Becky Reams hợp tác một món ăn vòng 4 người của cuộc thi Vua đầu bếp. Ảnh: Chron

Chron News đưa tin Christine Hà đã giành lợi thế áp đảo với thí sinh Becky Reams trong cuộc cạnh tranh vé vào vòng chung kết của chương trình thực tế Vua đầu bếp (Master Chef) hiện được phát sóng trên truyền hình Mỹ.

Trong vòng thi ba người hôm 4/9, Hà trổ tài chế biến món sò điệp xào đậm hương vị Việt Nam. Cô được Ban giam khảo đánh giá tốt về độ tinh tế trong chế biến và hàm lượng protein cao trong món ăn hơn là lựa chọn thịt cừu hay chân gà, đùi ếch của các thí sinh khác.

Món ăn cuối cùng của Hà là gà chiên bơ với cải xoăn sốt kem được đầu bếp lừng danh, người đứng đầu Ban giảm khảo Gordon Ramsay, khen ngợi là "món ăn gia đình hiện đại". Tuy nhiên, phần cải xoăn sốt kem thì lại bị chê.

Christine Hà sẽ cùng tranh tài với Jost Marks, một đầu bếp trẻ 24 tuổi, tại đêm chung kết sẽ được phát sóng vào 20h (theo giờ địa phương) ngày 10/9 tới. Phần thưởng giành cho người chiến thắng sẽ là 250.000 USD và một hợp đồng xuất bản sách dạy nấu ăn.

Christine Hà, 33 tuổi, hiện là sinh viên trường Đại học Houston, đồng thời là một blogger nổi tiếng về ẩm thực. Bị mù từ năm 19 tuổi do căn bệnh tự miễn dịch hiếm gặp có tên Neuromyelitis optica, Christine Hà cho biết cô có thể tự mày mò, xoay sở nấu ăn mà không cần sự trợ giúp từ 10 năm nay.

Christine Hà tại cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ

Christine Hà và đối thủ Mike Hill cùng thi đấu trong vòng thi hôm 2/7. Ảnh: Fox
Christine Hà nở nụ cười rạng rỡ khi nghe nhận xét của ban giám khảo cuộc thi Master Chef. Ảnh: Fox

Cô đầu bếp khiếm thị gốc Việt bật khóc trong vòng Pressure Test vì nghĩ mình có thể sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Ảnh: Fox

Cô đầu bếp khiếm thị bật khóc trong vòng Pressure Test vì nghĩ mình có thể sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Ảnh: Fox

Cô gái gốc Việt khiến nhiều người bất ngờ bởi tài năng nấu nướng dù hai mắt không thể nhìn được. Ảnh: Tumblir

Cô gái gốc Việt khiến nhiều người bất ngờ bởi tài năng nấu nướng dù hai mắt không thể nhìn được. Ảnh: Tumblir

Christine Hà cùng hai người dẫn chương trình Billy Bush và Kit Hoover trong chương trình Access Hollywood Live hôm 12/6. Ảnh: Access Hollywood Live

Christine Hà cùng hai người dẫn chương trình Billy Bush và Kit Hoover trong chương trình Access Hollywood Live hôm 12/6. Ảnh: Access Hollywood Live
Christine Hà bước vào đấu trường cuộc thi cùng với chồng trong tập đầu tiên. Ảnh: Fox
Christine Hà bước vào đấu trường cuộc thi cùng với chồng trong tập đầu tiên. Ảnh: Fox

Món cá kho tộ Việt Nam giúp Christine Hà gây được ấn tượng tốt với ban giám khảo cuộc thi để lọt vào vòng trong. Ảnh: Fox

Món cá kho tộ Việt Nam giúp Christine Hà gây được ấn tượng tốt với ban giám khảo cuộc thi để lọt vào vòng trong. Ảnh: Fox

Phan Tâm


Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Thẩm Thúy Hằng tàn tạ nhan sắc vì 'dao kéo'

Biểu tượng sắc đẹp một thời trải qua nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox khiến dung nhan biến dạng.

Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng là “minh tinh màn bạc” bởi không chỉ đóng nhiều phim trong nước mà còn tham gia nhiều phim trong khu vực Đông Nam Á. Nổi lên từ vai diễn Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương, Thẩm Thúy Hằng mang luôn biệt danh này nhờ sự ái mộ của công chúng, và trở thành biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung.

Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng phim mà còn đóng kịch và cũng khá nổi tiếng trên sân khấu kể cả trước và sau giải phóng. Là một mỹ nhân, lại là người nổi tiếng suốt mấy thập niên, nhưng Thẩm Thúy Hằng ở tuổi xế chiều có cuộc sống hoàn toàn khép kín. Bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học, làm từ thiện, hầu như ít tiếp xúc bên ngoài. Cuộc đời của một phụ nữ sắc nước hương trời, sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng đã đi đến những ngày tàn tạ.

Thúy Hằng trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp.
Thẩm Thúy Hằng trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp.

Tiền cát-xê mua được 1 kg vàng

Cô gái sinh năm 1941 tại Hải Phòng có cái tên giản dị Nguyễn Kim Phụng cùng gia đình di cư vào Nam và ngụ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Lúc nhỏ, Kim Phụng học tại trường tiểu học Huỳnh Văn Nhứt, Long Xuyên. Hết bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh.

Cũng chính năm ấy, hãng phim Mỹ Vân - một hãng phim lớn tổ chức cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh. Cô gái vừa chớm tuổi trăng tròn đã lén gia đình và vượt qua 2.000 cô gái đẹp khác trên khắp miền Nam tham dự tuyển. Ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Kim Phụng nghệ danh Thẩm Thúy Hằng, và gửi cô đi Hong Kong dự lớp đào tạo diễn xuất ngắn ngày.

Từ đây, cô gái Kim Phụng đã có cơ hội vàng bước vào lĩnh vực “nghệ thuật thứ bảy”. Chỉ một bước ngắn thôi, nhưng điều này đã khiến Kim Phụng nhảy vọt rất xa lên tuyệt đỉnh vinh quang.

Với vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương - một phim đen trắng của hãng phim Mỹ Vân do nghệ sĩ Năm Châu đạo diễn, ra mắt công chúng năm 1958, Thẩm Thúy Hằng đã nổi lên như một ngôi sao điện ảnh và chinh phục khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ. Cái tên “Người đẹp Bình Dương” đã theo Thúy Hằng đi suốt cuộc hành trình nghệ thuật thập niên 50 - 60… cho đến ngày giải phóng 1975.

Sau khi trở thành ngôi sao tỏa sáng làng điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng được các hãng phim lúc bấy giờ mời vào vai chính liên tục. Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và trở thành minh tinh số một với tiền cát-xê một triệu đồng cho một vai diễn (tương đương một kg vàng 9999 thời bấy giờ).

Ngoài vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương, một vai diễn khác cũng rất đẹp của Thẩm Thúy Hằng từng gây được tiếng vang góp phần đưa tên tuổi của bà lên nấc thang danh vọng, đó là vai Chức Nữ trong bộ phim Ngưu Lang Chức Nữ cũng do hãng phim Mỹ Vân sản xuất, NSND Năm Châu đạo diễn. Khán giả không thể quên nàng Chức Nữ đẹp lộng lẫy, sương khói đang bay về trời trong tiếng hát thánh thót như ngân lên từ những áng mây huyền ảo, thần tiên trong nhạc cảnh Chức Nữ về trời do Phạm Duy soạn nhạc.

Trong số lượng phim đồ sộ do Thẩm Thúy Hằng tham gia đóng vai chính, có thể kể đến một số bộ phim nổi tiếng như: Trà Hoa Nữ, Tấm Cám, Sự tích Trầu Cau, Bạch Viên - Tôn Cát, Nửa hồn thương đau, Đôi mắt huyền, Dang dở, Tơ tình, Oan ơi Ông Địa, Bóng người đi, Ngậm ngùi, Sóng tình, 10 năm giông tố, Xin đừng bỏ em… Những phim đó, Thẩm Thúy Hằng đóng chung với các tên tuổi “gạo cội” trong làng diễn viên điện ảnh cũng như sân khấu cải lương lúc bấy giờ như: La Thoại Tân, Kim Cương, Trần Quang, Thanh Thúy, Thành Được, Út Bạch Lan, Túy Hoa.

Thẩm Thúy Hằng và chồng GS TS Nguyễn Xuân Oánh.
Thẩm Thúy Hằng và chồng GS-TS Nguyễn Xuân Oánh.

Trên đỉnh cao danh vọng

Giai đoạn rực rỡ nhất của Thẩm Thúy Hằng là khoảng thời gian 1965-1972, phim nào có bà đóng cũng đạt doanh thu rất cao. Năm 1969, Thẩm Thúy Hằng đứng ra thành lập hãng phim riêng mang chính tên của bà là hãng phim Thẩm Thúy Hằng (tiền thân của hãng phim Vilifilms sau này).

Không chỉ hợp tác làm phim, đóng phim ở nước ngoài mà đi đâu, dự bất cứ cuộc liên hoan phim nào, Thẩm Thúy Hằng cũng đều được trọng vọng, sánh ngang hàng với các diễn viên nổi tiếng nước ngoài. Đây là một trường hợp đặc biệt, hiếm có. Đồng thời những năm đó, không chỉ tham gia đóng phim tình cảm tâm lý xã hội, Thẩm Thúy Hằng cũng bước sang lĩnh vực phim hài và phim kinh dị như: Chàng ngốc gặp hênGiỡn mặt tử thần… Ở lĩnh vực nào, bà cũng thành công.

Chính nhờ vào tài năng và nhan sắc, Thẩm Thúy Hằng đạt được đỉnh cao danh vọng khi liên tục nhận được những giải thưởng cao của điện ảnh Châu Á và quốc tế: Hai lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972 - 1974, Nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Mátxcơva và Tasken tại Liên Xô năm 1982, vượt qua những nữ diễn viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ…

Thành công và nổi tiếng trên lĩnh vực điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng cũng nổi tiếng và thành công cả trên lĩnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc. Ban kịch Thẩm Thúy Hằng sánh ngang vai với những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như: Kim Cương, Mộng Tuyền, Dân Nam, Tân Dân Nam, Túy Hoa - Túy Phượng, Duy Lân, La Thoại Tân… và được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng, đồng thời, bà cũng được xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam.

Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng vai trò Trưởng ban kịch mà còn viết kịch bản, thủ vai chính. Một số vở kịch phát trên sóng truyền thanh hay trên màn ảnh nhỏ thời đó có sự góp mặt của Thẩm Thúy Hằng được khán giả ghi nhớ như: Sông dài, Vũ điệu trong bóng mờ, Người mẹ già, Đôi mắt bằng sứ, Suối tình, Dạt sóng…

Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng thường xuyên xuất hiện trên sân khấu “Đại nhạc hội”, nhưng không phải diễn kịch, đóng cải lương mà là hát tân nhạc. Một số ca khúc do Thẩm Thúy Hằng thể hiện trên lĩnh vực này tương đối thành công là Hai chuyến tàu đêm của Trúc Phương và Tình lỡ của Thanh Bình. Ngoài ra, hình ảnh của Thẩm Thúy Hằng đi liền với Thanh Nga thường xuyên xuất hiện trên bìa các báo xuân và lịch tết với biểu tượng một người là “Nữ hoàng điện ảnh”, người kia là “Nữ hoàng sân khấu cải lương”. Cả hai đều đại diện cho nhan sắc phụ nữ được nhiều người ái mộ.

Thẩm Thúy Hằng và hai con.
Thẩm Thúy Hằng và hai con trai.

Một bông hồng và nhân duyên trời định

Sau giải phóng 1975, trong lúc một số nghệ sĩ chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh từ chối những cơ hội ra đi mà chọn con đường ở lại quê nhà. Ông Nguyễn Xuân Oánh từng làm phó thủ tướng kiêm thống đốc ngân hàng chế độ cũ, sau đó là quyền thủ tướng trong 2 năm: 1964 - 1965. Sau năm 1975, có thời gian ông làm cố vấn kinh tế cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ông Nguyễn Xuân Oánh mất vào ngày 29/8/2003 vì bệnh tim, thọ 82 tuổi. Mọi người đều nhìn nhận chính ông Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều tới tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của bà qua hai giai đoạn biến cố của lịch sử. Do đó nói về Thẩm Thúy Hằng mà không nhắc tới ông Nguyễn Xuân Oánh là điều thiếu sót.

Ông Nguyễn Xuân Oánh sinh năm 1921 tại Bắc Giang, từng theo học ngành kinh tế Đại học Harvard. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế vào năm 1954 và làm việc tại Ngân hàng Thế giới một thời gian trước khi về nước đảm nhận vai trò thống đốc ngân hàng quốc gia vào năm 1963 (sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính).

Có giai thoại kể rằng năm GS-TS Nguyễn Xuân Oánh về nước, vừa bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất có một hàng rào người đẹp Sài Gòn đón chào và tặng hoa. Chính “Người đẹp Bình Dương” nổi tiếng đã gắn lên ve áo vest của ông Nguyễn Xuân Oánh một bông hồng đỏ thắm. Đóa hồng định mệnh này đã tạo cơ hội cho cả hai quen nhau, một chính khách đang nổi lên trên chính trường và nữ minh tinh khả ái. Sau đó, họ thành vợ chồng, vượt qua tất cả những xì xào, bàn tán của dư luận một thời.

Trong giai đoạn GS-TS Nguyễn Xuân Oánh tham gia chính trường chế độ cũ, trong những buổi tiếp tân, chiêu đãi chính khách, quan khách trong ngoài nước, nhiều “mệnh phụ phu nhân” vợ của chính khách, tướng tá đã tỏ vẻ khó chịu khi phải sánh ngang hàng với Thẩm Thúy Hằng - phu nhân của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh. Họ cho rằng bà không xứng đáng để ngồi cùng bàn, ăn cùng mâm, đi đứng ngang hàng với họ vì bà thuộc đẳng cấp khác, hay nói thẳng ra là “phường xướng ca vô loài”.

Có lẽ nhận thấy điều này và tránh cho chồng phải khó xử nên những lần sau, Thẩm Thúy Hằng từ chối, không tham gia những bữa tiệc sặc mùi chính trị và phân chia giai cấp ấy nữa.

Sau 30/4/1975, ông Nguyễn Xuân Oánh được tin tưởng trong vai trò cố vấn kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông cũng được bầu vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Còn nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tiếp tục đóng phim, diễn kịch. Nhiều vai của bà trong các vở kịch nói như: Cho tình yêu mai sau,Đôi bông taiHoa sim gai trắng… đã làm sáng thêm tên tuổi Thẩm Thúy Hằng. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú

Thảm họa dao kéo

Sau vai diễn Phồn Y trong vở Lôi vũ trên sân khấu kịch nói của đoàn Kim Cương, NSƯT Thẩm Thúy Hằng chính thức từ giã sân khấu, màn ảnh và các hoạt động nghệ thuật khác để lui về cuộc sống khép kín ở ngôi nhà riêng trên đường Cách mạng Tháng Tám. Ở đây, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh nghỉ hưu, xa rời chốn quan trường, còn Thẩm Thúy Hằng muốn che giấu mọi người thời kỳ nhan sắc tàn tạ của mình trong giai đoạn biến chứng cuối cùng của chất silicon.

Những năm tháng này đối với “Nữ hoàng nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau khổ. Bà đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox thường xuyên để chống chọi với sự tàn phá của hóa chất trong cơ thể. Nhưng dù cố gắng hết sức, bằng mọi phương pháp kéo dài thời gian nhưng rồi “Người đẹp Bình Dương” lộng lẫy một thời cũng phải chấp nhận sự thật: tất cả những gì đẹp đẽ trước đây đã bị đào thải, gương mặt bà biến dạng từng ngày.

Căn nhà ở đường Cách mạng Tháng Tám cũng được bán đi, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh - Thẩm Thúy Hằng mua một ngôi nhà khác ở vùng Bình Quới quận Bình Thạnh và lui về ẩn dật theo đúng cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông và Thẩm Thúy Hằng không tiếp xúc với bên ngoài, sống gần như trong bóng tối, ăn chay trường, tu tại gia, nghe kinh và làm việc từ thiện.

Nghe nói sau khi nghe một nhà sư đến thuyết pháp, đeo vào cổ một tượng Phật bằng vàng, ông Nguyễn Xuân Oánh dường như ngộ ra vẻ vô thường nên sống ung dung tự tại cho đến khi chết vì một cơn đau tim vào năm 2003. Từ ngày chồng chết, Thẩm Thúy Hằng càng lẻ loi, cô độc trong căn phòng ẩn kín tràn ngập bóng tối. Bà mặc áo nâu sòng, lấy pháp danh nhà Phật, che giấu gương mặt biến dạng để đi làm việc từ thiện với nhà chùa.

Có lẽ, bà sẽ sống yên ổn với huyền thoại và hào quang cũ, và hình ảnh “Người đẹp Bình Dương” vẫn tồn tại trong tâm tưởng mọi người nếu Thẩm Thúy Hằng không xuất hiện tại đám tang của NSND Phùng Há và trực suốt đêm bên quan tài của “Má Bảy”, theo đúng nghi lễ thầy trò. Tuy mặc áo tang đen và che giấu mặt, nhưng chân dung hiện tại của “Người đẹp Bình Dương” sau biến chứng silicon đã lộ ra và mấy tấm ảnh sau đó đã bị tung lên mạng.

Không có gì tồn tại mãi trên cõi đời này, mà điều phù du nhất chính là nhan sắc. Nhưng với một người quá nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật, giải trí như Thẩm Thúy Hằng, lại đẹp lộng lẫy như biểu tượng đã biến thành chuẩn mực của bất cứ người phụ nữ nào và trước sự ngưỡng mộ của công chúng, nhan sắc đó không thể bị tàn tạ với bất cứ lý do gì. Người ta hiểu được tâm lý ấy và chính vì thế nên hoàn toàn chia sẻ nỗi khổ đau của Thẩm Thúy Hằng trong hiện tại, bởi không có gì buồn thảm hơn một người sống mà phải luôn luôn giấu kín gương mặt sau lớp vải ngụy trang.

Bi kịch cuối đời

Vợ chồng Thẩm Thúy Hằng có 4 người con trai hiện ở nước ngoài và đều thành đạt. Họ lại là những đứa con hiếu thảo, luôn về thăm viếng cha mẹ và bao bọc bà trong lúc tuổi già. Nhưng ở đời không ai được hưởng trọn vẹn may mắn, hạnh phúc luôn tiềm ẩn sự rủi ro, thậm chí cả bi kịch. Thẩm Thúy Hằng cũng thế, nếu thông tin mới đây là sự thật thì đúng là một cú sốc lớn cho bà vào cuối đời.

Cô gái được cho là con thất lạc của Thẩm Thúy Hằng.
Cô gái được cho là con thất lạc của Thẩm Thúy Hằng.

Người ta nói rằng Thẩm Thúy Hằng đã công khai với một vài tờ báo vào chiều ngày 8/7/2011 rằng bà có một đứa con gái bị bỏ rơi vào lúc đang ở tột đỉnh vinh quang. Đứa bé gái này bà đặt tên là Nguyễn Thụy Thi Hằng để đánh dấu thời kỳ vinh quang ấy. Do hoàn cảnh ngang trái, bà đã gửi cho một gia đình quen nuôi dưỡng. Sau năm 1975, gia đình này sang Mỹ và đứa con gái của Thẩm Thúy Hằng cũng theo cha mẹ nuôi đi mất từ lúc đó.

Sau những khổ đau day dứt, hối hận dày vò, Thẩm Thúy Hằng đã tìm ra manh mối đứa con gái lạc loài của mình và mong sẽ có ngày đoàn tụ. Nhưng cô gái ấy, theo hình ảnh có được hiện nay là một cô gái trưởng thành, rất đẹp, giống Thẩm Thúy Hằng thời trẻ như hai giọt nước, bằng những lời lẽ mềm mỏng, lễ độ đã lên tiếng phủ nhận mối quan hệ này trên màn ảnh truyền hình Mỹ mới đây qua một cuộc phỏng vấn. 

MinhTâm CÓP

Thơ Kim Tuấn






Kỷ Niệm
Kim Tuấn

Từng bước từng bước thầm 
hoa vông rừng tuyết trắng 
rặng thông già lặng câm 
hai đứa nhiều hối tiếc 
sương mù giăng mấy đồi 
tay đan đầy kỷ niệm 
mưa giữa mùa tháng năm 
dật dờ cơn gió thổi 
một tháng không trăng rằm 
mây núi ôm trời thấp 
giá rét về căm căm 
cao nguyên mù đất đỏ 
từng bước từng bước thầm 
cúi đầu in dấu mỏi 
tuổi trẻ buồn lặng câm 
núi nghiêng đầu thủ thỉ 
từng bước từng bước thầm 
hoa vông rừng tuyết trắng 
tuổi trẻ buồn lặng câm 
víu hồn hoang cỏ dại 
từng bước từng bước thầm...

Nguồn: Thơ Kim Tuấn, Gìn vàng giữ ngọc - Saigon xuất bản, 1974

Kim Tuấn tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, sinh năm 1940 tại Thừa Thiên-Huế, bắt đầu sáng tác từ năm 1954, là nhà giáo, nhà thơ. Ông mất ngày 11-9-2003 (tức rằm trung thu Quý Mùi) tại Quận I Thành phố Hồ Chí Minh. 

Thơ của Kim Tuấn rất mặn duyên với nhạc. Một số bài thơ của Kim Tuấn đã trở thành ca khúc của nhiều nhạc sĩ như: Nguyễn Hiền, Y Vân, Vũ Hoàng, Nguyễn Phú Yên... 

Thơ đã in: 
- Hoa mười phương (1959) 
- Ngàn thương (chung với Định Giang, 1969) 
- Dấu bụi hồng (1971) 
- Thơ Kim Tuấn 1962-1972 (1975) 
- Thời của trái tim hồng (1990) 
- Tuổi phượng hồng (1991) 
- Tạ tình phương Nam (1994) 
- Thơ Lí và thơ ngắn (2002)

MinhTâm CÓP

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Không !
















Không ! 
Nguyễn Ánh 9

Không ! Không ! 
Tôi không còn yêu anh nữa 
Không ! Không ! 
Tôi không còn yêu anh nữa 
Không ! Không ! 
Tôi không còn yêu anh nữa anh ơi 

Tình đời thay trắng đổi đen 
Tình đời còn lắm bon chen 
Tình đời còn lắm đam mê 
Nên tình còn lắm ê chề 

Tình mình có nghĩa gì đâu 
Tình mình đã lắm thương đau 
Tình mình gian dối cho nhau 
Thôi đành hẹn lại kiếp sau 

Không ! không 
Tôi không còn, tôi không còn yêu anh nữa 
Không ! không 
Tôi không còn, tôi không còn yêu anh nữa 
Không ! không 
Tôi không còn, tôi không còn yêu anh nữa anh ơi 


Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Người Chơi Độc Huyền


mt mời các bạn nghe ca sĩ Mai Lệ Huyền hoàn toàn khác.
Một Mai Lệ Huyền đầy ...sâu lắng !












Người chơi độc huyền
Lê Thương
Mai Lệ Huyền


Độc độc huyền
Đem giải tiếng điên tiếng khổ tiếng tiền
Cung đàn tối như đêm
Tay quen nắn dây oán miệng ca lời than
Anh mù mở đôi mắt hư đã mòn từ xưa
Trông mãi một phương
Tang tịch tang tang
Những người đi đường dừng lại mà nghe
Tang tịch tang tang
Đứng chực nghe đàn bỏ tiền mà nghe

Không gian xưa nay vẫn đợi chờ tiếng huyền đài
Thoát nợ con người lưu lạc suốt đời
Như đàn ngân đương chơi
Tính tang tính tình
Đứng đó để mà nghe
Tính tang tính tình
Rộng lòng rồi được nghe

Vô số con người ngao ngán trong đời
Không tiền đứng tạm bên đường nghe kể càng thương
Nghe oán tình duyên đôi khi chùi đôi mắt sâu
Người mù gạt mối thương sầu để lòng nhẹ đau
Giọng đàn vi vút tìm quên
Đôi khi tìm trong tiếng ca
Thình lình vài khách không nhà
Ngỏ lòng vị tha than vài ba tiếng lệ rơi


Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Buồn ơi... chào mi.










Buồn ơi chào mi
Ng Ánh 9 
cs Nguyên Thảo

Buồn ơi ta xin chào mi
Khi người yêu ta đã bỏ ta đi 
Buồn ơi ta xin chào mi 
Khi tình yêu chấp cánh bay đi 

Buồn ơi ta đang lẻ loi 
Buồn hỡi ta đang đơn côi 
Buồn ơi hãy đến với ta 
Để quên chuyện tình xót xa 

Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình 
Thì trên đường đời ta có mi buồn ơi! ... 
Buồn ơi thế nhân là thế 
Sao người yêu vẫn mãi đam mê 

Buồn ơi yêu đương là thế 
Sao tình ta mãi mãi say mê 
Người yêu cho ta niềm đau 
Buồn hỡi cho ta quên mau 

Buồn ơi hãy đến với ta 
Để quên chuyện tình xót xa...


Thơ Phan Ni Tấn










Dứt tình tại bậu
Phan Ni Tấn

Bữa bậu bỏ đi qua bắt rầu thúi ruột
Tưởng trửng giỡn chơi dè đâu biệt ngàn trùng
Tình nghĩa tính ra (úi chu cha) mỏng lét 
Lấy cái giống gì biểu bậu thủy chung

Cái bữa dứt tình bậu te rẹt một nước
Chạy theo níu áo năn nỉ miết cũng hông
Nghĩ lợi thấy thương đôi câu già nhơn ngãi
Tình loan ý phượng (chèn đét) nó non bân

Nhà cửa bấy chừ sao trống huơ trống hoác
Chắp tay sau đít vác bản mặt đưa ma
Đi ra ngó trời (ứ hự) vào ngó đất
Còn biết làm sao đành nhớ bậu thôi hà

Nhớ lúc quạu đeo bậu làm eo quá ể
Rồi mềm như mưa chan chứa đựng trong lu
Mỗi lần khát nước qua thò tay khoát khoát
Ực một gàu trong vỗ cái bụng tròn ù

Nhớ cái bản mặt (chu mẹt) ơi là sáng
Như múc ánh trăng tưới xuống mảnh hồng nhan
Tình nghĩa trầu cau tém vừa tròn một bọc 
Còn chỗ nào dư mà nhét miếng trăng vàng

Nhớ con mắt liếc sắc như dao thọc tiết
Làm trái tim qua hệt sung rụng sân nhà
Đôi mắt thu ba trường giang con sóng lượn
Chết hụt mấy phùa mới thấy đã tổ cha

Nhớ nút ruồi duyên bu ghiền bên mép trái
Nó hay dãn ra lúc bậu ré lên cười
Gặp bữa sung thiên bậu khiêng cơn hạnh phúc
Cắn phập hồn qua đau sướng thấu ông trời

Nhớ tiếng võng trưa bậu đưa qua kọt kẹt
Cái giọng ầu ơ nghe mát ruột làm sao
Phải chi chìm cha nó luôn trong vũng mộng 
Để được ru hoài ru hủy điệu ca dao

Vậy mà dứt áo bậu qua cầu thẳng thét
Ngúng nguẩy bay đi hổng ngoái lợi một lần
Cuộc đất nào khôn thì đón chân chim đậu
Để bậu tìm chồng giữa cái chốn ba quân.

Bốn Màu Áo







Bốn Màu Áo
Anh Thy

Một lần anh đến thăm em anh, 
lúc gió mưa rơi đầy ngoài thềm, 
lúc chúng ta hi vọng thật nhiều,
nên áo em đẹp màu xanh

Rồi một lần ước mơ mai sau
Lúc bão yêu đương nhuộm màu hồng
Lúc đón cô dâu về nhà chồng
Cho áo em hồng tình yêu

Có những lúc nghe bơ vơ
Hẹn không đến cho em đợi chờ
Giận anh thường hay quên
Khoác áo tím em đi trong mưa
Dù nhiều lần anh vẫn hay dặn
Đừng mặc màu áo tím anh không ưa

Mình giân nhau đã bao hôm nay
Biết nhớ biết thương nhau thât là nhiều
Em khoác áo hoa vàng lần hẹn đầu
Hai đứa qua cầu gặp nhau