Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Giết Người Trong Mộng


Phạm Duy
cs Julie

Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người trong mộng đã bội thề 
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người quên tình nghĩa phu thê 
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người trong mộng đã đi về
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người như loài bướm đong đưa 
Giết người đi! Giết người mơ!
Giết tình thơ! Giết người trong mộng mơ.
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng. 
Nhưng người ơi! Nhưng người ơi! 
Sao người trong mộng vẫn hiện về? 
Nhưng người ơi! Nhưng người ơi! 
Sao người trong mộng vẫn say mê? 
Ơi người ơi! Ơi người ơi! 
Sao tình trong mộng vẫn ê chề? 
Ơi người ơi! Ơi người ơi! 
Sao mình trong mộng vẫn ngu si? 
Ơi người ơi! Ơi người ơi! 
Thôi đành thôi, thôi đành thôi 
Giết người trong mộng mơ. 
Làm sao giữ được người trong mộng 
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng. 
Giết người trong mộng? 
Hay giữ người trong mộng? 
Giết người trong mộng? 
Hay giữ người mộng mơ?

Màu Hoa Thiên Lý












Màu Hoa Thiên Lý


Hoàng Thi Thơ
cs Thanh Thúy

Đời đời còn nhớ hoài 
Đời đời còn nhớ hoài 
Bao cánh hoa ngày ấu thơ như đem mộng mơ vào lòng 

Chiều xưa dưới giàn hoa này 
Mẹ tôi thường hay lần đến vuốt tóc tôi những khi tôi buồn 
Chiều xưa dưới giàn hoa này 
Người em thường hay tìm đến nói với tôi những câu êm đềm 

Kỷ niệm nào êm êm bằng những chiều bên giàn thiên lý 
Một chiều biệt ly phân kỳ 
mái nghèo ôm đàn ra đi 
Đẫu rằng xa xôi quê nhà 
Nhớ hoài không sao phai nhòa 
Chiều trắng mùi nắng màu hoa 

Chiều nay tôi về chốn này 
Bèn ra giàn hoa ngày ấy 
Vắng bóng ai cánh hoa quên cười 
Lòng tôi nhớ người tơi bòi 
Ngẩn ngơ hỏi thăm đàn bướm 
Xót thương tôi bướm không trả lơì 

Kỷ niệm nào êm êm bằng những chiều bên giàn thiên lý 
Một chiều biệt ly phân kỳ mái nghèo ôm đàn ra đi 
Đẫu rằng xa xôi quê nhà 
Nhớ hoài không sao phai nhòa 
Chiều trắng mùi nắng màu hoa 

Chiều nay tôi về chốn này 
Bèn ra giàn hoa ngày ấy 
Vắng bóng ai cánh hoa quên cười 
Lòng tôi nhớ người tơi bòi 
Ngẩn ngơ hỏi thăm đàn bướm 
Xót thương tôi bướm không trả lời 
Nước mắt rơi, nước mắt rơi vì vắng màu hoa xưa

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

EXODUS


EXODUS

Ernest Gold / Eddy Marnay Edith Piaf (France)











MinhTâm mời các bạn nghe bài nầy lời tiếng Pháp do Edith Piaf soạn và hát.


ls sont partis dans un soleil d'hiver
Ils sont partis courir la mer Pour effacer la peur Pour écraser la peur Que la vie leur a clouée au fond du coeur Ils sont partis en croyant aux moissons Du vieux pays de leurs chansons Le coeur chantant d'espoir Le coeur hurlant d'espoir Ils ont repris le chemin de leur mémoire Ils ont pleuré les larmes de la mer Ils ont versé tant de prières "Délivrez-nous, nos frères Délivrez-nous, nos frères!" Que leurs frères les ont tirés vers la lumière Ils sont là-bas dans un pays nouveau Qui flotte au mât de leur bateau Le coeur brisé d'amour Le coeur perdu d'amour Ils ont retrouvé la Terre de l'Amour.... ***** THIS LAND IS MINE / THE EXODUS SONG
From the Film "Exodus" (1960/1961) (Ernest Gold / Pat Boone) Pat Boone - 1961 Ferrante & Teicher - 1961 Eddie Harris - 1961 Mantovani - 1961 Edith Piaf - 1961 This land is mine, God gave this land to me This brave and ancient land to me And when the morning sun reveals her hills and plain Then I see a land where children can run free So take my hand and walk this land with me And walk this lovely land with me Though I am just a man, when you are by my side With the help of God, I know I can be strong Though I am just a man, when you are by my side With the help of God, I know I can be strong To make this land our home If I must fight, I'll fight to make this land our own Until I die, this land is mine

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

thơ Nguyễn Thị Hoàng











Niềm vui nhỏ 
Ng Thị Hoàng



Em đợi anh về những chiều thứ bảy

Hiu hắt vòm trời buổi sáng thứ hai

Nhạc dạo mơ hồ trong tiếng mưa bay

Thành phố ngủ quên những ngày chủ nhật

Em lang thang tìm thời gian đã mất

Cột đèn gầy soi trà thất vắng hoe

Dàn nhạc hoang vu ca sĩ chưa về

Quầy hàng lao đao bầy con trai khát rượu

Hồn xiêu đổ theo nhịp đời huyên náo

Vòng tay mong ôm ngang hết tinh cầu

Trở lại vòng đua thứ nhất

Không còn gì mai sau

Anh về với em một chiều thứ bảy

Confetti vung vẩy lá me

Những đốm đèn xe chập chùng xa lộ

Hơi thở khuya nào gợn gió heo may

Anh bỏ em từ sáng thứ hai

Thành phố tha ma trải dài đại lộ

Từng hạt mưa bay cửa lòng bỡ ngỡ

Anh bỏ em từ trắc trở đầu tiên

Cho em xin một chiều vui thứ bảy

Có nhạc phòng trà có lá me bay

Tiếng gió reo vui đêm dài xa lộ

Nửa cuộc đời còn khoác kín vòng tay

Anh nhớ về thăm em

Chiều hôm nay thứ bảy

Trời giăng mưa trong lá me bay

Em sẽ vì anh bắt đầu từ hiện tại.




















Già điển hình

SGTT.VN - Nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1.10, phường X tổ chức một đoàn thăm hỏi người già trên địa bàn phường. Sau khi rảo một vòng, đoàn chuẩn bị rút về nhà hàng quen để liên hoan thì phát hiện bên lề đường có một cụ già còm nhom đang ngồi bó gối, râu tóc bạc phơ, vai nhô ngực lõm, má hóp da nhăn, mặt mày nhàu nhĩ. Đây rồi, một đối tượng điển hình! Sau khi các máy quay phim chụp ảnh chuẩn bị đã xong, đại diện đoàn đến trước cụ già, cất giọng:
– Bố... gì ơi!
Cụ già hoảng hồn:
– Chớ chớ! Đừng gọi tui là “bố già” nhé, hãi lắm!
– Thế thì “cụ” vậy. Sao cụ ngồi đây? Vợ con cụ đâu? Nhà cụ ở chỗ nào?...
Cụ già lập cập:
– Tui ngồi đây phơi nắng cho có... vitamin D, đỡ tiền mua thuốc bổ. Không dám lấy vợ vì sợ có ngày vợ đốt, không dám có con vì sợ sau này con đuổi ra đường chiếm nhà! Còn địa chỉ thì... hổng nói đâu, lỡ mấy thằng vãi Luyện nghe được biết tui ở một mình tối nay leo vào cướp à, tui đâu có ngu!
– Cụ yên tâm đi, có gì đâu mà cụ sợ dữ vậy?
– Lâu nay tui quen sợ đủ thứ rồi. Sáng vừa mở mắt đã sợ lương tiền thêm teo tóp. Tối trước khi ngủ lo không biết ngày mai tới thứ gì tăng giá. Chưa kể còn lo bệnh không có tiền trả viện phí thì chỉ có chết!
Một thành viên vội vàng gạt ngang:
– Thôi, hôm nay lãnh đạo phường có chuyến thăm hỏi người già...
Cụ già đột ngột thay đổi nét mặt, hớn hở reo lên:
– Mừng quá, đã không bị mắng mà còn được thăm hỏi, lại thăm hỏi trước hàng mấy chục năm! Quý hoá lắm thay!
Hoan hỉ thấy chuyến uỷ lạo kết thúc tốt đẹp, đoàn định dời chân thì một vị lãnh đạo còn chút băn khoăn nên nán lại hỏi:
– Này, cụ mới nói “trước hàng mấy chục năm” nghĩa là sao?
– À, vì năm nay tôi mới ngoài 30!

NGƯỜI GIÀ CHUYỆN



Hội Nghị Các Nhà Giải Phẫu
Aziz Nesin

Hội nghị quốc tế các nhà giải phẫu lần này được tiến hành ở thành phố Luyblitx. Nó mang một ý nghĩa quan trọng. Hội nghị lần thứ mười đã thu hútđuợc sự chú ý của các nhà giải phẫu nổi tiếng nhất trên thế giới và hoá ra là một hội nghị có đông người dự nhất. Tham dự hội nghị còn có phóng viên báo chí của tất cả các nước, mặc dù đấy không phải là một sự kiện trọng đại, như một trận đấu bóng đá hoặc một cuộc họp báo để cho một nữ minh tinh màn bạc - tóc đen hay tóc hung - phô diễn quần áo của mình. Các nhà giải phẫu cự phách nhất của hai mươi ba quốc gia đem tới hội nghị những báo cáo khoa học. Trong số họ có những người tài nghệ cao cường đến mức ngay cả việc tách rời từng bộ phận cơ thể con người rồi ghép lại như cũ - như thể tháo lắp chiếc đồng hồ hay khẩu súng trường tự động - cũng chả là điều gì ghê gớm đối với họ cả. Bởi vì vậy mà báo chí khắp thế giới, sau phần thông báo về những mẫu quần áo tắm phụ nữ mới nhất, về kết quả các trận đấu bóng đá tranh giải vô địch quốc gia và về những tội ác khủng khiếp nhất, đã cho là cần thiết phải chạy mấy dòng về hội nghị các nhà giải phẫu.

Ngày đầu tiên được dành cho các thủ tục khai mạc hội nghị. Hôm sau, tại phiên họp toàn thể, đại biểu bắt đầu nghe các bản tham luận. Sang ngày thứ ba bắt đầu phần thảo luận. Bác sĩ C.Klazeman, nhà giải phẫu Mỹ nổi tiếng, bước lên diễn đàn cùng một người giúp việc. Các phóng viên thông tấn, báo chí vội vã rút bút và sổ tay ra. Các nhà giải phẫu ngồi kín phòng họp, đeo ống nghe vào, chuẩn bị nghe diễn giả nói. Cố nhiên, mỗi người sẽ chọn trong 4 ngôn ngữ châu Âu thứ nào mình thông thạo nhất.

- Thưa các đồng nghiệp kính mến! - Bác sĩ C.Klazeman bắt đầu - Tôi xin chia sẻ với các đại biểu dự hội nghị lần thứ mười những suy nghĩ về ca giải phẫu thú vị nhất của tôi sau suốt 35 năm thực hành giải phẫu. Ai cũng biết rằng cho đến nay chưa có một nhà giải phẫu nào thành công trong việc thay đổi vân ngón tay cả. Lịch sử y học chưa hề biết đến một thí nghiệm tương tự vì vậy nó không hề được ghi thành văn. Khá nhiều lần chúng tôi đã lột lớp da ngón tay nhưng lớp da mới mọc ra vẫn như cũ. Vì vậy mà cảnh sát không gặp khó khăn trong việc lùng bắt bọn trộm cướp, giết người. Trong ca giải phẫu mới nhất, tôi đã thành công trong việc thay đổi lớp vân tay. Trước mắt các ngài là một trong những thương gia lừng danh nhất nước Mỹ - Mr Thomas - vua thụ tinh nhân tạo. Biệt danh của ông là "Jack, kẻ đập vỡ quai hàm". Ông ta đã hiện diện trong hồ sơ lưu trữ của Cục Điều tra liên bang trong cái biệt danh này. Trong suốt mười năm trời cảnh sát ra công truy lùng tay bẻ khóa lão luyện này mà đành uổng công. Lý do chỉ là vì sau mỗi vụ trời tôi lại tiến hành một cuộc giải phẫu thay vân tay cho Mr Thomas, tức "Jack, kẻ đập vỡ quai hàm". Tôi xin cam đoan với các bạn rằng phẫu thuật thay vân tay không chỉ khó khăn nhất mà còn có lợi nhất, bởi vì cái việc được chia đôi số của cải các tay trộm chôm được trong két đâu phải là dở gì. Bây giờ tôi xin chiếu cho quý vị coi những cảnh phim giới thiệu phần kỹ thuật của ca mổ.

Tất cả các nhà giải phẫu có mặt trong phòng đều nhất trí công nhận đồng nghiệp người Mỹ quả là chuyên gia cự phách nhất trong lĩnh vực mổ xẻ. Song bản tham luận của nhà giải phẫu người Anh tiếp theo liền đồng nghiệp người Mỹ đã làm cho mọi người phải thay đổi ý kiến của mình. Mr B. Lains bước lên diễn đàn cùng một người nữa, bắt đầu:

- Thưa các đồng nghiệp rất kính mến! Tôi xin kể cho các bạn nghe một phẫu thuật đáng được coi là phức tạp nhất và đáng chú ý nhất trong lịch sử y học của nhân loại. Các bạn thấy đấy, bên cạnh tôi là vị hạ sĩ quan anh hùng Mechew, trong thế chiến thứ hai đã từng hạ sát được 26 lính giặc. Song chẳng may một mảnh lựu đạn địch đã tiện đứt đầu ông... Với thứ keo đặc chế của mình, tôi đã gắn được chiếc đầu đứt lìa đó vào cổ, trông nó thậm chí còn đẹp hơn trước ấy. Nay thì đến bom nguyên tử cũng chẳng làm cho nó rời ra được nữa. Bây giờ tôi xin "bật mí" cách pha chế chất keo này.

Sự kinh ngạc của những người tham dự hội nghị đã lên đến tột đỉnh. Tất cả đều tin chắc rằng sẽ không còn được nghe bản tham luận nào thú vị hơn nữa. Nhưng diễn giả kế đó - một bác học Pháp - đã buộc họ phải thay đổi ý kiến này: Ông ta bước lên diễn đàn cùng một mỹ nhân tóc vàng bận bộ đồ tắm. Vừa nhác trông thấy nàng, các vị đại biểu có tuổi đã lập tức nhấp nhỏm trên ghế.

- Thưa các đồng nghiệp vô cùng kính mến! - Nhà giải phẫu Pháp lên tiếng. - Tôi muốn kể cho các bạn hay về một phẩu thuật chỉnh hình khác thường. Tôi hy vọng các bạn sẽ đánh giá đúng mức thành công của tôi nếu tôi nói cho các bạn biết rằng người đẹp tóc vàng vừa tạo ra những phản ứng dữ dội trong phòng này chính là bà mẹ vợ đã 65 tuổi của tôi.

Sau đó diễn giả còn thông báo thêm một số chi tiết nữa: ông đã thực hiện phẫu thuật với bà mẹ vợ là cốt để trả thù người vợ đã phụ bạc ông; sau khi biến bà mẹ vợ thành một thiếu phụ trẻ đẹp, ông đã "bắt bồ" với bà ta. Nhà bác học Pháp kết thúc bản tham luận của mình bằng phần trình bày cơ sở khoa học của phát minh kỳ diệu này.

Các diễn giả nối nhau lên diễn đàn, người nào cũng công bố công trình nào đó kỳ lạ. Chẳng hạn như nhà giải phẫu Đức tuyên bố:

- Cái chết đối với một con người không có nghĩa là sự ngưng hoạt động của tất cả các bộ phận. ở người chết vì chứng nhồi máu, cố nhiên là tim không thể làm việc được nữa, nhưng các bộ phận khác vẫn hoạt động như thường. ở người chết vì bệnh lao, chỉ có buồng phổi là ngưng hoạt động. Theo tôi, sau khi tim hoặc phổi đã ngưng hoạt động, cái chết vẫn chưa hiện diện... Từ các bộ phận không bị hư hại của người chết, tôi đã tạo ra những con người mới. Đây - nhà giải phẫu Đức chỉ vào một chàng trai đầy sinh lực, có thân hình của thần Apolon. - Trước mắt các bạn là một con người mà đôi chân vốn là của một lực sĩ đã chết vì chứng viêm ruột thừa và thân thì của một đô vật đã chết vì chứng hoại thư, còn đầu thì của một bệnh nhân lao phổi.

Những người có mặt ở hội nghị cho rằng nếu hôm sau nhà giải phẫu Nhật không đưa ra được phát minh lạ thường nào thì ca giải phẫu cuả vị bác sĩ Gwynter người Đức, tạo ra con người mới từ các bộ phận không bị hư hại của người chết, xứng đáng được coi là đặc sắc nhất trong tất cả các công trình được công bố tại hội nghị.

Nhưng nhà giải phẫu người Nhật Himi Siyama còn làm cho cử toạ sửng sốt hơn nữa. Chỉ vào một người đang đứng kế bên, ông nói:

- Đây là một người Nhật, do bị thọt chân nên không được gọi vào lính trong thế chiến thứ hai! Không đủ sức mang mãi vết thương tinh thần trầm trọng đến như thế, ông ta đã mổ bụng tự sát, kết quả là ruột bị rứt ra khỏi khoang bụng...

Đã đến ngày cuối cùng của hội nghị. Các diễn giả gắng sức vượt trội nhau bằng những tham luận càng về sau càng gây kinh ngạc hơn. Riêng có một tay bác sĩ cứ ngồi yên nghe các đồng nghiệp của mình báo cáo. Tất cả những người tham dự hội nghị đều đã lên tiếng. Ngài chủ toạ bèn quay về phía đại biểu cứ nín thinh đó mà nói:

- Thưa ngài, lẽ nào ngài không có ý định kể cho hội nghị nghe chút gì về các phẫu thuật của ngài hay sao?...

- Có chứ ạ, song chẳng biết việc làm của tôi có đáng để cho quý vị lưu tâm không?

Trong phòng vang lên những tiếng nói:

- Có, có! Chúng tôi muốn nghe ông phát biểu!

- Tất cả đại biểu đều phải có tham luận...

Tay bác sĩ được khích lệ dữ quá, bèn bước lên diễn đàn. Ông ta nói:

- Thôi được, quý vị đã muốn thì tôi xin trình bày ca mổ cắt amidal của tôi.

Tiếng cười vang lên trong phòng: khéo nói chuyện tào lao sau ngần ấy tham luận kinh thiên động địa!

Tiếng cười làm mếch lòng diễn giả:

- Thưa quý vị! Vì khiêm tốn nên tôi đã làm giảm bớt ý nghĩa phẫu thuật của mình. Nhưng tôi không thể chịu được sự nhạo báng. Vừa mới nghe đến amidal là quý vị đã cười ầm lên rồi.

Tiếng cười trong phòng càng rộ lên:

- Trò nhảm nhí chứ phẫu thuật cái gì!

- Tôi thì chả thèm động tay vào cái thứ phẫu thuật đó!

- Một nhà giải phẫu mà nhắc đến ba cái trò nhăng nhít đó thì thật là đáng xấu hổ!

Những tiếng la ó từ tứ phía đó càng làm cho diễn giả nổi sùng lên:

- Thế quý vị có biết cái người được tôi cắt amidal cho là ai không nào?

- Thì cứ cho rằng ông là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đi! Liệu điều đó có liên quan gì tới phẫu thuật nào?

Diễn giả mặt đỏ gay:

- Người được tôi tiến hành phẫu thuật là một nhà báo.

Các đại biểu dự hội nghị cười sặc suạ:

- Nhà báo, thương gia, viên chức hay người lính chăng nữa thì có gì khác nhau nào?

Diễn giả giơ tay lên:

- Yên lặng cho! Vâng, thưa quý vị, chẳng có gì khác nhau cả. Nhưng lúc đó ở nước chúng tôi vừa ban hành Luật Báo chí mà. Nhà báo không tài nào mở miệng ra được nên buộc tôi phải cắt amidal cho anh ta qua đường... hậu môn!

Nụ cười biến khỏi khuôn mặt các đại biểu dự hội nghị. Thế vào đó là niềm kính trọng sâu xa đối với diễn giả. Tiếng vỗ tay dậy lên như sấm. Toàn thể những người tham gia Hội nghị quốc tế các nhà giải phẫu lần thứ X đã nhất trí công nhận phẫu thuật cắt amidal này là sự kiện đặc sắc nhất trong lịch sử y học

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Hậu Sáng thế ký


       
    Sau khi cùng ăn trái cấm, Adam và Eva bắt đầu biết xấu hổ nên   dùng lá cây che đậy thân thể. Nhưng trong khi Eva thay hết từ xà lách qua cải bẹ xanh đến lá chuối, lá dừa thì Adam cứ trung thành với chiếc lá nho. Một ngày, hết chịu  nổi nên Eva càm ràm:
– Đang khủng hoảng kinh tế mà cứ chạy theo thời trang như bà thì có ngày đói nhăn răng. Tôi xài lá nho này là hàng Trung Quốc đó bà, vừa rẻ mà lại bền.– Thời buổi này mà ông cứ khư khư giữ chiếc lá nho, cổ lỗ không chịu được!
– Rẻ thì có thể, nhưng bền thì khó tin!
– Tin đi, vì tui từng che bằng lá nho Mỹ, nho Úc thì chỉ vài ngày là héo queo, ra đường mắc cỡ gần chết! Từ khi dùng lá nho Trung Quốc thì có thể che đậy chỗ ấy đến cả tháng trời mà lá không chịu héo, chẳng biết họ xịt cái thuốc chi mà bền thiệt!
– Sao ông ngu muội vậy, đâu phải thiên hạ khi không lại vu xấu cho hàng “made in China”. Thậm chí cao cấp như máy tính mà cũng cài mã độc, xe hơi thì nhả hơi độc, còn hàng nhái thì có đủ từ AK47 đến búp bê Barbie… Thế ông có nghĩ xài cái ni nó sẽ ngấm độc chất dần dần vào người ông, tiêu tùng cả lục phủ ngũ tạng không?
Nói rồi Eva cúi xuống kiểm tra, nhưng vừa liếc qua đã đột ngột thét lên:
– Ông thiệt khó… dạy! Hết xài lá nho đến trữ cả nho khô Trung Quốc!
Adam tức quá, gân cổ cãi:
– Bà đừng nói điêu, tôi có hà tiện cỡ nào thì cũng biết người ta đang cảnh báo nho, mận, lựu, giá Trung Quốc đều chứa chất độc, ngu gì trữ nho Trung Quốc, mà nhất là nho khô? Chết cha, hay là…
Eva lo lắng:
– “Hay là” sao ông?
– Bà nhìn thấy mấy trái nho?
– Tôi thấy tòn teng hai trái quắt queo…
– Thôi rồi bà ơi: đó không phải nho khô!

NGƯỜI GIÀ CHUYỆN

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Nhạc sĩ Trần Trịnh đã làm Đá phải nhỏ Lệ



Lệ Đá

Trần Trịnh

Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời
Hỏi những đêm sâu đèn vàng héo hắt
Ái ân bây giờ là nước mắt
Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh

Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn
Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng
Và ước mơ sao trời đừng bão tố
Để yêu thương càng nhiều gắn bó
Tháng ngày là men say nguồn thơ

Tình yêu đã vỗ cánh rồi
Là hoa rót mật cho đời
Chắt chiu kỷ niệm dĩ vãng
Em nhớ gì không em ơi !

Mầu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào
Chìm khuất trong mưa mưa bay rạt rào
Đọc lá thư xưa một trời luyến tiếc
Nhớ môi em và màu mắt biếc
Suối hẹn hò trăng xanh đầu non

Từ những đam mê xa trong cuộc đời
Từ những cơn vui tan theo nụ cười
Từ phút trao đi cuộc tình thứ nhất
Giá băng khi tuổi hồng đã mất
Dấu bèo chìm giữa sóng xa khơi

Giòng tóc mây thơ trên vai rũ mềm
Mười ngón tay em đan trong tủi phiền
Lời hứa cao bay cuộc tình đã mất
Giấc mơ hoa đầu đời đã tắt
Có gì vừa trôi qua tầm tay

Người đi đi mãi không về
Thời gian xóa vội câu thề
Bóng anh nhạt nhòa bóng núi
Tôi với tình yêu trăng sao

Lạy Chúa ngôi ba nghe con nguyện cầu
Và giúp cho con quên đi tình sầu
Lời thánh ru êm giọt đàn thống hối
Chúa trên cao mỉm cười thứ lỗi
Những giọt đàn vang trong trời tin

Nhạc sĩ tài hoa Trần Trịnh vừa qua đời vào ngày thứ tư 10 tháng 10, 2012, vào lúc 5:25 phút chiều, tại miền Nam California.

Nhạc sĩ Trần Trịnh là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, mà trong đó có những ca khúc ai cũng thuộc lòng như Lệ Đá, Cung Đàn Muôn Điệu, Xuân Này Con Không Về
Ngoài những tác phẩm bất hủ nói trên, danh sách các tác phẩm của Trần Trịnh rất nhiều, trong đó có thể kể đến những tác phẩm khác như: Bao Giờ Ta Gặp Lại Ta, Biệt Khúc, Cảm Ơn, Câu Chuyện Trong Tuồng, Chiều Qua Phà Hậu Giang, Chuyện Hai Con Sâu và Chiếc Lá Chết, Cung Đàn Muôn Điệu, Cuộc Tình Bể Dâu, Độc Huyền, Em Vẫn Hoài Yêu Anh, Hai Sắc Hoa Tigôn, Hai Trái Tim Vàng, Hát Cho Mai Sau, Hát Làm Quen, Hồn Trinh Nữ, Lệ Đá, Lính Xa Nhà, Mùa Xuân Của Mẹ, Lửa Mùa Hạ, Mai Lỡ Duyên Không Thành,Một Mai Giã Từ Vũ Khí, Mùa Phượng Tím, Mùa Xuân Của Mẹ, Muốn Quên, Ngàn Đời Chờ Mong (Ngàn Năm Chờ Mong), Ngày Xuân Thăm Nhau, Người Tình Và Quê Hương, Nhớ Về Một Mùa Xuân, Như Mây Bay, Những Nụ Gai Mòn, Qua Cơn Mê, Rộn Ràng Niềm Vui, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Tiếng Đàn, Tiếng Hát Nửa Vời, Tình Muộn, Trái Sầu Đầy, Trời Huế Vào Thu Chưa Em, Xuân Này Con Không Về, Yêu Một Mình,..

Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1937 tại Thái Lan nhưng sinh trưởng tại Hà Nội. Ông theo gia đình vào Nam năm 1945 và học tại trường Trung Học Taberd Sài Gòn. Trần Trịnh theo học nhạc thầy Remi Trịnh Văn Phước (tiến sĩ âm nhạc tại Roma) nên lấy bút danh là Trần Trịnh.
Năm 1954, bản nhạc đầu tay là “Cung Đàn Muôn Điệu” do nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1955, đã lập tức đưa ông lên hàng nhạc sĩ nổi tiếng. Bản “Cung Đàn Muôn Điệu” đã được đài Truyền Hình Việt Nam chọn làm nhạc chuyển mục đồng thời với bản “Chuyến Xe Về Nam” cũng của ông sáng tác năm 1955, cho chương trình “Đại Hòa Tấu và hợp xướng Đống Đa” vào năm 1967. Năm 1956, ông sáng tác bài “Viết Trên Đường Nở Hoa.” Năm 1955, ông đậu bằng Tú Tài Pháp và được gia đình gởi lên Đà Lạt vừa học tiếp vừa làm việc cho Nha KiếnTrúc Đà Lạt. Ông thi hành nghĩa vụ quân sự năm 1957, khoá đầu tiên Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đến năm 1958, ông phổ thơ bài “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của T.T.KH. cũng là một bản nhạc rất  ăn khách. Ca sĩ Mai Ngọc Khánh (hiện đang sống tại Little Sài Gòn) là một trong những người đầu tiên hát bài “Hai Sắc Hoa Ti Gôn.”
Tuy nhiên, biết đến tên tuổi của nhạc sĩ Trần Trịnh vẫn là bài “Lệ Đá” ông sáng tác năm 1968. Năm đó ông đang làm việc tại Đài Phát Thanh Quân Đội cùng với nhà thơ Hà Huyền Chi. Năm Mậu Thân bị cấm trại trong đơn vị, ông nhờ nhà thơ đặt lời cho bản Lệ Đá. Lời thơ Hà Huyền Chi không ngờ quyện vào âm hưởng nhạc Trần Trịnh một cách tuyệt vời và đã đưa bản nhạc này lên một vị trí dặc biệt trong nền âm nhạc Việt Nam. Nhật Trường, Mai Hương và Như Thuỷ là những nghệ sĩ đầu tiên đã thâu thanh bàn này. Trước năm 1975 có phong trào in nhạc từng bài và bài Lệ Đá đã phá kỷ lục bán ra hơn con số 1 triệu bản nhạc in. Vào năm 1975, ông sáng tác thêm một bài nổi tiếng khác là “Tiếng Hát Nửa Vời.” Sau năm 1975, hoàn cảnh đất nước không cho phép ông sáng tác nữa cho đến khi đặt chân qua nước Mỹ vào năm 1995 theo diện ODP do người chị ruột bảo lãnh. Hiện nay, nhạc sĩ Trần Trịnh chú tâm vào việc nghiên cứu nhạc và đã sáng tác thêm một số bản nhạc, hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi nhưng có tiềm năng là những bản nhạc sẽ mang trở lại danh tiếng của nhạc sĩ Trần Trịnh. Trong số những bài này là ‘Trái Sầu Đầy” và “Một Đoá Bâng Khuâng Màu E Ấp.” Ngoài ra, một số bản nhạc lời Anh do ông sáng tác đã được Hilltop Records Hollywood giới thiệu vào albums của họ, trong đó có những bản “Forget-Me-Not,” “The Stars Band,” “Crying Rocks,” mà gần đây nhất là bài 
“Forever Love” (2008) trong album “The Best of Hilltop.”

Một mảng đời âm nhạc của nhạc sĩ Trần Trịnh mà ít người biết đến là thời gian ông cộng tác với nhạc sĩ Nhật Ngân và Lâm Đệ thành lập bộ ba “Trịnh Lâm Ngân” vào những thập niên 60 và 70. Trần Trịnh và Nhật Ngân phụ trách viết nhạc và lời, và Lâm Đệ phụ trách phần thâu thanh và phát hành. Trong thời gian này, bộ ba Trịnh Lâm Ngân đã sáng tác ra một số lớn những bài hát với âm hưởng dân tộc mà trong đó có những bài hết sức nổi tiếng như “Xuân Này Con Không Về, Mùa Xuân của Mẹ, Qua Cơn Mê, Yêu Một Mình, Hai Trái Tim Vàng, Chiều Qua phà Hậu Giang, v.v…)
Cuộc sống trước đây của nhạc sĩ Trần Trịnh rất vất vả, vợ ông vừa qua đời sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh ung thư ác nghiệt và bản thân ông sức khoẻ cũng suy giảm nhiều. Ông sinh hoạt nhiều năm nay với ban nhạc Stars Band, phục vụ cho các hội đoàn trong những dịp lễ lạc và thu nhập của ông dựa vào tiền trợ cấp ít ỏi của chính phủ. Đây cũng là một dịp để biểu lộ sự biết ơn và quan tâm đến một nhạc sĩ tài danh của Việt Nam.

MinhTâm CÓP

Ô mê ly




Văn Phụng & Văn Khôi
ban Thăng Long


Ô mê ly… mê ly…
Ô mê ly ,mê ly đời ta 

Ô mê ly đời sống với cây đàn
Tình tình tang dạo phím rồi ca vang
Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng
Giục lòng ta dạo khúc ca với đàn

Đk:Một chiều mưa ta hát vang mưa rơi
Rồi cùng ta mưa đáp cho tươi đời
Một ngày nắng ta hát vang nắng tươi
Đàn cầm tay say sưa hát là nguồn vui

Gió sớm đã về cùng tiếng hát tiếng cười
Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời
Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời người ơi đàn đi
Ô mê ly, mê ly 
Ô mê ly ,mê ly đời ta

Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phới hồng
Có tiếng hát chòng từ đám lúa lướt về
Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng thấy tiếng cười đàn ta hoà vang
Ô mê ly, ước gì
Ô mê ly ,khúc ca triền miên

Ô mê ly đời sống bao duyên tình 
Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh
Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ
Đàn hoà vang tựa sóng xô đến bờ

Đường về buôn em bé vui câu ca
Giục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà
Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi
Nhạc đoàn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi. (2)

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Tragedy



Tragedy
The Bee Gees

Here I lie in a lost and lonely part of town,
Held in time in a world of tears I slowly drown.
Goin' home; I just can't make it all alone.
I really should be holding you, holding you,
Loving you, loving you.

Tragedy: When the feeling's gone and you can't go on,
It's tragedy. When the morning cries and you don't know why,
It's hard to bear. With no one to love you, you're goin' nowhere.
Tragedy: When you lose control and you got no soul,
It's tragedy. When the morning cries and you don't know why,
It's hard to bear.
With no one beside you, you're goin' nowhere.

Night and day there's a burning down inside of me:
Oh, burning love with a yearning that won't let me be.
Down I go and I just can't take it all alone.
I really should be holding you, holding you,
Loving you, loving you. 

Tragedy: When the feeling's gone and you can't go on,
It's tragedy. When the morning cries and you don't know why,
It's hard to bear. With no one to love you, you're goin' nowhere.
Tragedy: When you lose control and you have no soul,
It's tragedy. When the morning cries and you don't know why,
It's hard to bear.
With no one beside you, you're goin' nowhere.

Tragedy: When the feeling's gone and you can't go on,
It's tragedy. When the morning cries and you don't know why,
It's hard to bear. With no one to love you, you're goin' nowhere.
Tragedy: When you lose control and you have no soul,
It's tragedy. When the morning cries and your heart goes down,
It's hard to bear.
With no one beside you, you're goin' nowhere.

Tragedy: When the feeling's gone and you can't go on,
It's tragedy. When the morning cries and you don't know why,
It's hard to bear. With no one to love you, you're goin' nowhere.
Tragedy: When you lose control and you have no soul,
It's tragedy. When the morning cries and your heart just dies,
It's hard to bear.
With no one beside you, you're goin' nowhere.

Tragedy: When the feeling's gone and you can't go on,
It's tragedy. When the morning cries and you don't know why,
It's hard to bear. With no one to love you, you're goin' nowhere.


Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Sắc Hoa Màu Nhớ


Sắc hoa màu nhớ
Nguyễn văn Đông
cs Thanh Thúy

Hoa phượng rơi đón mùa Thu tới.
Màu lưu luyến nhớ quá Thu ơi.
Ngàn phượng rơi bay vương trên tóc tôi, 
Xác tươi màu pháo vui tiễn em chiều năm ấy.
Xưa từ Khu chiến về thăm xóm.
Màu xác pháo lấp ánh sao hôm.
Chiều hành quân nay qua lối xưa,
Giữa một chiều gió mưa, xác hoa hồng mênh mông.

Đời tôi quân nhân, 
chút tình đem gởi núi sông, yêu màu gợi niềm thủy chung.
Xa rồi vẫn nhớ một trời, vẫn nhớ đời đời, phượng rơi như rơi trong lòng tôi.

Thu vừa sang sắc hồng tô lối.
Tình Thu thắm thiết quá Thu ơi !
Nhìn màu hoa xưa tan tác rơi, 
nhớ muôn vàn nhớ ơi, hát trong màu hoa nhớ.
Tôi lại đi giữa trời sương gió.
Màu hoa thắm vẫn sống trong tôi.
Chiều Thu sau không qua lối xưa, 
để đừng nhìn gió mưa, xác hoa hồng mênh mông.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Chiếc hộp chứa đầy tình yêu



Chiếc hộp chứa đầy tình yêu

Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy.

Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng. 

Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!". 

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ. 

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp. 

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

MT Cóp