Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012





















Phố núi nghèo

Trần Tiến
Trần Thu Hà

Thung lũng buồn, trong mờ sương, nhà tôi chênh vênh trên đèo mây.
Phố núi nghèo như bàn tay, nhà bên kia vẫy nhà bên này.
Thung lũng buồn tiếng gà trưa, mẹ đưa em qua phiên chợ vắng.
Phố núi nghèo, gánh hàng rong, nhìn xe qua cuốn bụi mịt mùng.
Thung lũng buồn bên nhà Rông, người thiếu nữ vú cao môi hồng.
Tà váy rộng, gió thổi tung, bắp chân trần như chớp đêm giông.
Phố núi nghèo bên dòng sông, gềnh đá trắng dấu xưa oai hùng.
Tráng sĩ nghèo, áo vải nâu, đèo An Khê cưỡi voi chập trùng.
Thung lũng xanh, những giai nhân và những anh hùng.
Thung lũng buồn, như tình yêu, dòng sông Ba đưa em về đâu?
Phố núi nghèo ly cà fê, nhìn mây bay lững lờ vỉa hè.
Thung lũng buồn, chuông chiều rung, choàng cho em thêm khăn lạnh ấm.
Phố núi nghèo ly rượu say, còn liêu xiêu tiễn bạn chân đèo.
Thung lũng buồn bên nhà Rông…

Mời người lên... máy bay về miền quá khứ...





MinhTâm mời các bạn coi 1 ông họa sĩ nghèo, không có tiền ... mua cơm ăn.


TRANH VẼ THỨC ĂN NHƯ THẬT CỦA TJALF SPARNAAY


Artist Tzhalf Sparnaay (Tjalf Sparnaay) được sinh ra tại Hà Lan vào năm 1954, vào năm 1987 đã bắt đầu làm việc, mãi đến hôm nay là một họa sĩ thành công mà các tác phẩm của ông được triển lãm khắp nơi trên toàn thế giới.
Với lối vẽ tả thực rất chi tiết và thật tỉ mỉ Sparnaay đã tôn vinh những hình ảnh bình dị - cụ thể là các món ăn hàng ngày bằng cách làm cho nó trở nên xinh tươi và thú vị!  
Sparnaay nói rằng ông hy vọng sẽ mang nụ cười đến với tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới trong từng món ăn hàng ngày của mình!. Những bức tranh của Sparnaay đã mang đến cho người xem một sự đánh giá cao về sự tỉ mỉ, và chi tiết... Lan Phương mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một vài tác phẩm của ông dưới đây nhưng mình khuyến cáo những bạn nào đang đói bụng đừng xem nhé, không thì bạn sẽ khổ sở lắm vì tiếng bụng réo inh ỏi khi xem những bức tranh vẽ của Sparnaay.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

 

 

 

 

 

 

Cà Phê Đắng

Nguyễn Đông
cs Nguyễn Hưng


Thành phố trong mưa mùa thu

Hàng cây nhớ chiếc lá vàng rơi

Một tia nắng lịm theo cơn gió ...

một áng mây



Một thoáng suy tư cuộc tình

Cà phe đắng, khúc nhạc dở dang

người yêu xa vời, cơn gió cuốn

giòng nước trôi, chiếc lá rơi



Nhớ khi xưa lần đầu

yêu cô bé quán café tình

nhạc êm êm, tình lâng lâng,

màu khói thuốc, mắt em mơ

tình yêu như mơ



Giờ cũng quán xưa, nhạc xưa

nhưng xa vắng tiếng em thì thầm

người yêu xa vời,

Cà phê không .. hình bóng em đắng trong tim

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012


U 40 kén vợ
Trang Hạ


Có người bạn cũ chưa vợ đánh tiếng nhờ mình giới thiệu mối nào xinh tươi hiền thục. Mình hỏi: Thế sao đến giờ cậu còn chưa vợ? Định chẵn bốn mươi cưới một thể cho nó tròn năm hay sao?
Cậu bạn ngồi trong quán cà phê vẫn chụp cái mũ bóng chày NY lưỡi dài che nửa mặt lên sùm sụp. Chẳng phải thích vay tí teen cho nó trẻ ra vài tuổi, mà là muốn che lũ tóc mai bạc sớm. Đàn ông tóc đã bắt đầu bạc mà vẫn còn lo đi kiếm em nào ra dáng để còn tán, thật tình, chẳng mấy khi gặp.
Bạn bảo: Thì cô đầu tiên chỉ vì sinh nhật nàng tặng mỗi hoa, không có quà nên nàng bỏ mình ngay. Khổ nỗi thời sinh viên nghèo quá, hoa còn phải đạp xe tận vườn mua sớm cho nó rẻ, nữa là…
Cô thứ hai cùng quê, tốt nghiệp xong đi làm vài tháng, lúc đó mới nhận ra, nàng quê quá là quê. Lại lúc nào cũng giục cưới. Thế là mình lảng dần.
Cô thứ ba cùng công ty điện, người vạm vỡ như vận động viên, bóng chuyền đánh hùng hục, kìm búa thì cầm nhoay nhoáy mà tính dát như thỏ đế, có con gián chết dưới sàn nhà mà nàng cũng nhảy tót lên người mình bắt bế. Thật nỡm chả bằng ai! Nhân tiện công ty nhận nhà máy điện trong Nam, tớ xung phong đi, thực ra là đánh bài chuồn. Thế mà cô ấy còn thư từ mãi, lá thư nào cũng rắc nước hoa, hồi ấy chỉ có nước hoa Tàu, mùi như dầu gió, vừa đọc vừa phải hắt hơi vài lượt.
Cô thứ tư sinh ngoài Bắc mà sống trong Sài Gòn, giọng pha nửa Nam nửa Bắc, đã thế lại sính thói chèn vô số tiếng Anh vào mỗi câu nói. Lại còn hay khoe vốn tiếng lóng, thích chơi chữ. Mới mua xe máy chở nàng đi chơi, nàng bảo: Honey, đi với anh, em thật là ông hai mê! Hóa ra ý nàng là bảo: “Đi với anh, ê hai mông!”. Xong đòi vào tiệm chụp hình chung, nàng bị nghiện ảnh viện kiểu da mặt trơn láng, mắt tài tử, môi mịn, khung cảnh bàng bạc, xa xa là tháp Ép-phen hoặc biệt thự. Thôi thì dẹp sớm cho nó đỡ rách việc.
Cô thứ năm đến nhà lần đầu đã đòi vào buồng tắm. Chả ngại ngần bảo: “Anh sướng, trẻ thế này đã nhà riêng! Em chỉ thích tắm thật lâu, ngâm mình trong một bồn đầy bọt xà phòng, đọc tiểu thuyết Sydney Shendon, cho đến lúc ngủ thiếp đi thư giãn!”. Rồi nàng bảo, em thấy thích anh rồi đấy, anh khỏi cua em làm gì cho mất thời gian! Hình như nàng này mê cái buồng tắm trong nhà tớ thôi, chứ đâu phải tớ. Con gái thời nay thật là…
Cô thứ sáu là người quen ở quê mai mối cho, mới vào thành phố học đại học, ở quê bố mẹ tớ ưng lắm rồi, cứ giục là đồng ý đi. Nhưng có khổ không, tớ ngần này tuổi đầu rồi, bụng đã bắt đầu phệ, ngoài bia rượu ra thì cái gì cũng thấy nhạt miệng. Thế mà cô nàng mời tớ lên ký túc xá dự sinh nhật, ngồi giữa đám bạn sinh viên của nàng, trao cho tớ đĩa hạt dưa ngồi cắn. Tớ cắn hết nửa đĩa, nhìn quanh mỉm cười ngu ngốc độ năm chục lần, xong thấy mình đúng là chả có cái dại nào bằng cái dại nào.
Cô thứ bảy du học về, sành điệu thì thôi rồi. Tay lăm lăm smartphone, nách luôn kẹp laptop, giầy phải ăn rơ với màu quần và kiểu áo, đi đổ rác đầu cũng phải thắt nơ kiểu bà nội trợ đi đổ rác, xong về thay váy hoa kiểu cô nàng Hàn quốc váy hoa liti đạp xe đi mua đồ ăn, thêm vài bông cẩm chướng cắm giỏ xe cho nó lãng mạn. Đi chợ về thì thay kiểu váy trắng thắt bím tóc hai bên buộc nơ trắng cho ra vẻ thiếu nữ nhà lành ngồi chát webcam mắt mở to môi chúm chím. Hỏi ra thì biết nàng mới du học ở thủ đô nước Lào về, đang muốn mở shop online để mua bán bỉm sữa tã ăn dỗ những bà mẹ trẻ tham rẻ trên mạng. Nàng bảo, nếu cưới mình, nàng sẽ dành tầng một của nhà mình làm vườn trẻ cao cấp, tầng 2 cho Tây thuê, vợ chồng ở tầng 3 là đủ. Thiệt tình…
Cô thứ tám làm thư ký của mình nửa năm trước khi thành bồ. Trẻ, khôn, dễ coi, nhanh nhẹn, nấu ăn cực ngon. Mỗi tội, ghen đến phát rồ!
Cô thứ chín, hiền, ngoan, gia đình cơ bản, tán độ vài buổi thì bố mẹ nàng thấy tớ có điều kiện kinh tế quá ổn, nhà riêng, xe riêng, công ty riêng, nên đã xông vào… tán giúp. Mỗi tội, khi phát hiện ra cô ấy không còn trinh, tớ giải tán luôn! Nàng cũng khóc lóc dọa tự tử, thề thốt đủ điều. Mà bỏ mấy năm rồi có thấy tự tử gì đâu!
Cô sau đó, cũng lại bạn bè giới thiệu, hơi thấp, hơi xấu, đang làm giảng viên sau đại học của lớp bạn tớ. Tính rất là dễ thương và cởi mở. Mỗi tội, lúc nào mở mồm ra cũng chực tuyên ngôn nam nữ bình đẳng. Mới yêu đã đòi chia việc nhà sau này. Cho đi tàu suốt luôn. Chẳng lẽ mình ngần này tuổi, đi làm mười mấy năm, gây dựng cơ nghiệp triệu đô, rồi rước một bà về nhà hầu bà ấy sao? Để bà ấy chỉ huy sao? Đời thiếu gì gái tơ, ngoan ngoãn biết điều đúng không?
Cô thứ mười một, thực ra cũng chẳng phải yêu đương gì. Chẳng qua là hay đi mát-xa quán cô này, sau rồi thành khách quen, vì mình cũng thích cô này! Cô nàng cũng có vẻ thích mình, vì tính mình vốn chiều phụ nữ, ưa trò chuyện, nàng hay nhận lời ra ngoài với mình. Đi khách sạn, xong việc mình buồn ngủ chết đi được thì cô này cứ rủ rỉ rủ rỉ tâm sự. Rồi một ngày tớ giật mình kinh hãi nhận ra, tại sao mình trả tiền cho cô này, để được phục vụ, mà mình lại đang phải hùng hục mang cả tiền lẫn thân thể ra để làm cho nàng vui, nàng sướng? Tại sao mình đường đường một đấng đàn ông thế này mà phải cố làm cho một con cave vui lòng? Thế là… một đi không trở lại, nghĩ lại thấy, rồi cũng phải vậy thôi!
Mình sốt ruột ngắt lời: Thế tóm lại là bây giờ đang cô thứ mười mấy rồi?
Bạn mình cười khà khà, bảo cứ từ từ, đây nói cho mà biết!
Tớ muốn kiếm một cô tuổi dưới 25, đã yêu  một hai lần rồi cũng được nhưng phải còn trinh, ngoan, có học thức, tốt nghiệp đại học chính quy, khoa gì cũng được, chẳng quan trọng. Cao độ 1m60-1m62 để đẹp đôi với tớ. Chân thon, thẳng, da trắng, mấy đứa da đen mặc gì cũng không thể đẹp được. Mà chân vòng kiềng cứ bon chen mặc váy nhìn mới kinh chứ! Ngực nhỏ chán lắm, chưa kể sau này sinh con đẻ cái, ngực nhỏ không có lợi!
Nàng phải khéo léo, nhà tớ còn ba thằng em trai chưa vợ, nên nàng làm chị dâu, làm dâu cả, nàng phải chững chạc mới giữ được oai. Nhưng nàng cũng phải yêu văn hóa văn nghệ, tính lãng mạn tí thì sống với tớ mới thấy thú vị. Nhà cửa của tớ giờ sẵn đó rồi, nàng phải chăm quét dọn lau chùi chứ phụ nữ ở dơ thì hãi lắm. Có phải dễ mà có cả cái cơ ngơi thế này đâu!
Nấu ăn cũng phải biết làm cho nó ngon một tí. Tình yêu của đàn ông đi qua cái dạ dày mà! Cho dù mình sau này thuê người giúp việc, thì bà chủ cũng phải biết việc, tháo vát đảm đang thì mới sai bảo Ô-sin được chứ. Chưa kể thu vén việc nội ngoại, trang trí nhà cửa cũng phải có thẩm mỹ, ăn mặc đừng đua đòi hàng hiệu tốn tiền, nhưng cũng phải vừa đẹp vừa sang, xứng với vị trí của tớ…
Mình sốt ruột rồi, mình bảo: Tiêu chuẩn cụ thể như thế rồi, cậu cứ đăng báo, làm cái tin “triệu phú trẻ kén vợ” là khối cô lao vào. Cần gì phải giới thiệu! Ngày xưa cũng may, cậu chẳng yêu tớ. Chứ nhìn lại tớ chẳng đạt được một phần trăm nào tiêu chuẩn kén vợ của cậu cả.
Bạn mình lột mũ ra gãi đầu, cười cười: Duyên số, đâu có dễ dàng. Mỗi lần công ty tớ có event gì, ối cô hotgirl cứ đon đả ấy chứ. Mỗi tội, chọn vợ đẹp nó cưỡi lên cổ mình, vợ xấu thì mình cũng không lấy được. Bạn bè lâu năm từ thưở hàn vi như cậu mới hiểu nỗi khổ của tớ. Chứ nhiều cô, gặp vài lần, mình nói ra mong ước của mình, các cô ấy chạy mất dép. Khổ thế đấy!
Mình bảo, lỗi tại cậu.
Cậu đi tìm vợ là sai rồi, bảo sao chẳng khó khăn. Cậu phải đi tìm một Ô-sin chuyên nghiệp, một đầu bếp thạo nghề, một người tình trẻ, một quản gia già, rồi lúc nào cần xài người nào, cậu kêu người đó tới trước mặt cậu!
Trang Hạ
2012

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Một gói Nho khô, một cánh Pensée


Mang cái tên lạ lẫm "Một gói nho khô, một cánh pensée" được sáng tác năm 1955,  bài hát chưa từng được thu âm cho đến thời điểm hiện tại. Ca khúc này chỉ mới được biểu diễn live tại đêm nhạc “Lá đổ muôn chiều” (2009) - đêm nhạc tôn vinh sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Ngay sau đó, rất nhiều khán giả đã bị ấn tượng bởi vẻ đẹp và sự mê đắm của ca khúc này, nhưng không thể tìm nghe lại nó. 

Bài hát miêu tả về một mối tình rất lớn và sâu đậm - là sự gặp nhau của "Anh ngàn năm như núi lửa. Em ngàn năm như giếng dầu"... lẽ ra sẽ bùng cháy mãnh liệt và dữ dội.... Nhưng rồi, đó cũng lại là một mối tình cao thượng khi họ chọn lựa sự chia lìa .

"Một gói nho khô, một cánh pensée" nằm trong tập "Những bài hát bị xé" - một loạt những bản thảo ông viết tặng người con gái đặc biệt ấy. Sau sự bỏ qua của nhiều ca sĩ với bản thảo này, ca sĩ Tuấn Hiệp và Thái Thùy Linh đã trở thành những người thu âm ca khúc lần đầu tiên. "Một gói nho khô, một cánh pensée" được trình bày theo thể thức song ca nam/nữ; phần âm nhạc được phối kiểu nhạc nhẹ mang âm hưởng thính phòng - vốn là tư duy làm nhạc quen thuộc trên thế giới nhưng cũng đủ mới lạ với âm nhạc Việt của thập niên 50-60. 

Một gói Nho khô & Một cánh Pensée

Đoàn Chuẩn
cs  Tuấn Hiệp & Thái Thùy Linh 

Một gói nho khô,
Một cánh pensée,
Một áo nhung đen
Lấp lánh ánh đèn
Đèn quanh màu tím.

Một gói nho khô,
Một cánh pensée,
Một áo nhung đen…

Nho đã nói gì
Đời nho vì em.
Hoa đã nói gì
Đừng quên đợi nhau.

Chiếc áo nói gì,
Màu đen thầm kín.
Lá vẫn âm thầm
Mãi mãi thương nhau.

Anh ngàn năm như núi lửa
Em ngàn năm như giếng dầu
Nên đành thôi chia mái đầu
Tránh cho nhau.

Một gói nho khô,
Một cánh pensée,
Một áo nhung đen
Theo tháng năm dần
Vùi sâu lòng đất.

Chỉ có tim anh
Lẩn tránh tim em
Đập mãi không quên.
Tim cũng không ngờ
Làm nên lời thơ.
Tim cũng không ngờ
Làm nên lời ca.

Anh hãy quay về
Nhìn nhau lần cuối,
Trước lúc em đành
Vĩnh viễn đi xa.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012



Tình quê hương
nhạc Đan Thọ & lời Phan Lạc Tuyên
cs Thanh Thúy

Anh về qua xóm nhỏ,
Em chờ dưới bóng dừạ
Nắng chiều lên mái tóc,
Tình quê hương đơn sơ .

Quê em nghèo, cát trắng,
Tóc em lúa vừa xanh.
Anh là người lính chiến,
Áo bạc màu đấu tranh .

Em mời anh dừng lại,
Đêm trăng ướt lá dừa,
Bên nồi khoai mới luộc,
Ngát thơm vườn ngâu thưa,
Em hẹn em sẽ kể:
Tình quê hương đơn sơ

Mẹ già như chiều nắng,
Nhớ con trai chưa về,
Ruộng nghèo không đủ thóc
Vườn nghèo nong tằm thưa
Ngõ buồn màu hoang loạn
Quê nghèo thêm xác xơ .

Anh chiến binh tiền tuyến,
Về giải phóng quê em.
Bao nhịp cầu đất nước,
Nối về quê miền Trung

Anh sẽ là anh đàn em nhỏ,
Là con của mẹ giữ quê hương.
Quê nghèo mai sẽ lên mầm sống,
Đàn trẻ thơ reo giữa lúa vàng

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012














Phạm Ðình Chương - Quê Hương Một Niềm

 Quỳnh Giao



Nếu còn ở với chúng ta, Tháng Mười Một này, Phạm Ðình Chương đã 76 tuổi.

Ông mất vào một ngày Tháng Tám, năm 1991. Gia đình và bè bạn ghi nhớ rằng ông thọ có 62 tuổi, nhưng văn học nghệ thuật có lẽ phải nhìn ra một tuổi thọ khác của Phạm Ðình Chương, qua mấy trăm ca khúc về tuổi thanh xuân, tình yêu và quê hương.

Hãy nói về tiếng hát, vì ngày nay nhiều người đã có thể quên hoặc không biết.

Hoài Bắc là một trong những giọng nam điêu luyện và xuất sắc của nhạc Việt trong hạ bán thế kỷ XX, từ những năm 1950 đến 1975 và sau đó nữa. Tiếng hát Hoài Bắc đậm đặc chất giang hồ, của men rượu hòa trong khói thuốc. Nhưng có lẽ Phạm Ðình Chương đã hy sinh tiếng hát ấy cho sự lẫy lừng của ban Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và tay hòa âm tuyệt vời.

Phòng trà Sài Gòn trước 1975 đã chẳng có nét văn nghệ rất phong lưu nếu không có tiếng hát và cây đàn Hoài Bắc cùng ly rượu và tiếng nhạc Phạm Ðình Chương. Sài Gòn ngày nay thì chưa biết đã vội quên, thật đáng tiếc cho thính giả.

Phạm Ðình Chương lên đường hội ngộ với tân nhạc và kháng chiến từ rất trẻ, giữa thập niên 1940, với các ca khúc đã hòa vào dòng nhạc hào hùng thời đó, như “Ra Ði Khi Trời Vừa Sáng”, “Bài Ca Tuổi Trẻ”, “Hò Leo Núi”, “Tiếng Dân Chài” hay “Trăng Rừng”. Nếu có một đặc điểm thì từ thời đó, khi chưa đến tuổi đôi mươi, Phạm Ðình Chương đã viết về tuổi trẻ cho tuổi trẻ mà không bước qua khung cửa uy nghiêm của lịch sử. Nhờ đấy, nhạc tuổi xanh của ông cứ mơn mởn hạnh phúc và lấp lánh niềm tin trước mặt.

Vào Nam rất sớm, từ 1951, ông mở ra một trang mới cho dòng nhạc hoài hương với “Xuân Tha Hương”, bài ca dùng trong một cuốn phim Hoa Kỳ thực hiện ở Sài Gòn giữa thập niên 1950. Tuyệt vời nhất trong dòng nhạc quê hương, Phạm Ðình Chương có trường ca “Hội Trùng Dương”, dạt dào niềm hội ngộ của ba dòng sông từ ba miền đất nước. Mà nói về Mùa Xuân và dân tộc, còn gì đẹp hơn khúc hoan ca “Ly Rượu Mừng”, ca khúc không thể thiếu trong dịp Tết?

Quê ngoại Phạm Ðình Chương là Sơn Tây, và hai bài thơ bi hùng của Quang Dũng là “Ðôi Bờ” và “Ðôi Mắt Người Sơn Tây” được ông đưa lên đỉnh cao của thi ca, khi phổ vào nhạc thành ca khúc “Ðôi Mắt Người Sơn Tây”, có lẽ là ca khúc quen thuộc nhất của ông ở miền Nam trước đây. Người trình bày tác phẩm này với nét trượng phu bi hùng nhất lại chính là Hoài Bắc, những khi ấy, đôi mắt ông còn long lanh hơn ly rượu trong tay!

Nhớ lại Phạm Ðình Chương và những chuyến lưu diễn cùng ông ở nhiều nơi sau 1975, Quỳnh Giao nghĩ rằng từ đầu và mãi mãi về sau, Phạm Ðình Chương không đi theo đám đông mà tự tạo một thế giới âm thanh riêng, ông không viết cho thị hiếu quần chúng hay trào lưu của xã hội. Ông mở ra trào lưu riêng. Phạm Ðình Chương chỉ biết buồn và viết nhạc buồn khi viết về tình yêu.

Ngoài Quang Dũng với các thính giả miền Nam, nhiều thi sĩ thực ra có món nợ với Phạm Ðình Chương khi ông phả thơ của họ vào cõi nhạc để đọng mãi trong hồn người. Nhiều người yêu nhạc đã tìm đến thơ cũng nhờ thanh âm Phạm Ðình Chương. Ông nắm lấy cái hồn của bài thơ và vẽ ra một không gian khác, một tâm tư khác, bằng nhạc. Phải chăng vì những bằng hữu chí thiết nhất của ông là những nhà thơ, nhà văn, những người cầm bút?

Nhưng, bản tình ca tuyệt diệu nhất của Phạm Ðình Chương “Nửa Hồn Thương Ðau” ông đã viết lấy, cả từ và nhạc, trong một phút xuất thần Ông nhận lời Hoàng Vĩnh Lộc (cũng là người viết lời ca rất hay dưới tên Dạ Chung nhất là cho nhạc Lâm Tuyền) sẽ soạn một ca khúc riêng cho phim “Chân Trời Tím”. Nhưng bạn bè làm ông quên bẵng, cho tới khi men rượu lay ông tỉnh vào đêm cuối cùng trước kỳ hạn với bạn!

Ðấy là phút giây kỳ diệu của sáng tác.

Sau khi ra khỏi Việt Nam, Phạm Ðình Chương tiếp tục ôm đàn và viết nhạc. U uẩn hơn, ray rứt hơn. Nếu bài “Xuân Tha Hương” được viết tại Sài Gòn mà làm ta nhớ Hà Nội thì gần 40 năm sau, tại hải ngoại, Phạm Ðình Chương lại viết một khúc bi ca nữa về quê hương. Lần này, bài ca làm ta nhớ Sài Gòn. Phổ thơ Du Tử Lê, bài “Ðêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” có thể là một nhắc nhở nồng nàn nhất về Phạm Ðình Chương, trong những năm cuối đời.

Nhân ngày giỗ của ông hãy bùi ngùi tìm lại ca khúc Phạm Ðình Chương. Ðể nhớ ông, và quê hương.


Quỳnh Giao

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012


















Je suis malade

Lara Fabian

Je ne rêve plus je ne fume plus
Je n'ai même plus d'histoire
Je suis sale sans toi je suis laid sans toi
Je suis comme un orphelin dans un dortoir

Je n'ai plus envie de vivre ma vie
Ma vie cesse quand tu pars
Je n'ai plus de vie et même mon lit
Se transforme en quai de gare
Quand tu t'en vas

Je suis malade complètement malade
Comme quand ma mère sortait le soir
Et qu'elle me laissait seul avec mon désespoir

Je suis malade parfaitement malade
T'arrives on ne sait jamais quand
Tu repars on ne sait jamais où
Et ça va faire bientôt deux ans
Que tu t'en fous

Comme à un rocher comme à un péché
Je suis accroché à toi
Je suis fatigué je suis épuisé
De faire semblant d'être heureux quand ils sont là

Je bois toutes les nuits mais tous les whiskies
Pour moi ont le même goût
Et tous les bateaux portent ton drapeau
Je ne sais plus où aller tu es partout

Je suis malade complètement malade
Je verse mon sang dans ton corps
Et je suis comme un oiseau mort quand toi tu dors

Je suis malade parfaitement malade
Tu m'as privé de tous mes chants
Tu m'as vidé de tous mes mots
Pourtant moi j'avais du talent avant ta peau

Cet amour me tue et si ça continue
Je crèverai seul avec moi
Près de ma radio comme un gosse idiot
Écoutant ma propre voix qui chantera

Je suis malade complètement malade
Comme quand ma mère sortait le soir
Et qu'elle me laissait seul avec mon désespoir

Je suis malade c'est ça je suis malade
Tu m'as privé de tous mes chants
Tu m'as vidé de tous mes mots
Et j'ai le cour complètement malade
Cerné de barricades t'entends je suis malade

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012











Em còn yêu anh
Nguyễn đình Toàn
cs Tuấn Ngọc

Em còn yêu anh, còn yêu anh 
Cây còn xanh, còn tươi đây kỷ niệm 
Mái trường xưa mỗi mùa phượng đến 
Ve còn kêu vang, còn kêu vang... 

Đường ta đi vẫn hai hàng lá biếc 
Có hai hàng nước mắt khóc rưng rưng 
Nơi em về nghe lạnh bốn mùa Đông 
Cho hồn anh đủ bốn mùa rét mướt 
Ta đã xanh úa như đời xa cõi chết 
Có bao giờ ta thấy lại nhau không... 

Sương nói với anh 
Cây xanh nói với anh 
Bằng những lời tha thiết. 
Mùa hè nói với anh 
Phượng đỏ nói với anh 
bằng những vết thương. 
Ôi cái lạnh đêm hè,cái lạnh xa người 
bây giờ tôi mới biết. 
Có nhiều khi, một người đi 
mà như mất thiên đường. 

Sông sâu nói với anh 
Đêm thâu nói với anh 
Tình vẫn còn chưa hết. 
Tuổi trẻ nói với anh 
Mặt trời nói với anh 
bằng những lời xót thương. 
Ta đã xa nhau như trời xa đất 

Có bao giờ 
Còn có bao giờ ta thấy lại nhau không...